Nhiễm trùng thận (viêm đài bể thận)

Nhiễm trùng thận, hay còn gọi là viêm đài bể thận, là hậu quả của nhiễm trùng niệu đạo và nhiễm trùng bàng quang do vi khuẩn hoặc virus. Bàng quang là cơ quan chứa nước tiểu trước khi nước tiểu được thải ra ngoài cơ thể. Vi khuẩn hoặc virus chui vào

Nhiễm trùng thận (viêm đài bể thận) là gì?

Nhiễm trùng thận (viêm đài bể thận)
Hình minh họa

Nhiễm trùng thận, hay còn gọi là viêm đài bể thận, là hậu quả của nhiễm trùng niệu đạo và nhiễm trùng bàng quang do vi khuẩn hoặc virus. Bàng quang là cơ quan chứa nước tiểu trước khi nước tiểu được thải ra ngoài cơ thể. Vi khuẩn hoặc virus chui vào bàng quang từ niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra khỏi cơ thể) gây nhiễm trùng bàng quang và niệu đạo, sau đó tấn công thận gây ra bệnh nhiễm trùng thận.
Nhiễm trùng thận ít phổ biến hơn nhiễm trùng niệu đạo nhưng lại nghiêm trọng hơn. Nhiễm trùng lặp đi lặp lại sẽ tạo sẹo, làm tổn thương thận và tệ nhất là khiến bạn bị suy thận.

Triệu chứng và dấu hiệu

Khi bị nhiễm trùng thận, trong giai đoạn đầu bạn có thể không có triệu chứng hoặc dấu hiệu nào của bệnh. Nếu có triệu chứng thì phổ biến nhất là sốt và đau lưng.
Các triệu chứng khác bao gồm: ớn lạnh, tiểu thường xuyên và đau khi tiểu, buồn nôn, đau xương sườn hoặc đau cạnh sườn, tiểu gấp đột ngột và nôn mửa.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn cần đi khám càng sớm càng tốt hoặc gọi tư vấn trước với bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào kể trên hay cảm thấy bất thường ở bụng dưới. Bạn phải cấp cứu ngay nếu đau bụng dữ dội hoặc tiểu tiện ra máu và đau rát.

Nguyên nhân

Nhiễm trùng thận gây ra do vi khuẩn hoặc virus từ niệu đạo bị nhiễm trùng đi đến thận bằng cách đi ngược vào niệu quản hoặc theo máu trong tĩnh mạch. Mặc dù rất nhiều vi khuẩn và virus có thể gây nhiễm trùng thận, nhưng vi khuẩn Escherichia coli thường là nguyên nhân chính.

Nguy cơ mắc bệnh

Bệnh nhiễm trùng thận (viêm đài bể thận) thường xảy ra ở phụ nữ và người cao tuổi. Những người đã từng đặt ống thông tiểu, mắc bệnh tiểu đường hoặc đường tiểu bị tắc nghẽn do sỏi hoặc tuyến tiền liệt bị phình ra cũng có thể bị nhiễm trùng thận.
Ngoài ra còn một số yếu tố khác khiến nguy cơ nhiễm trùng thận tăng:
  • Tắc nghẽn ở đường tiết niệu: bất cứ căn bệnh nào làm bạn không thể tiểu hết lượng nước tiểu trong mỗi lần đi tiểu như sỏi thận, cấu trúc bất thường trong hệ thống tiết niệu hoặc phì tuyến tiền liệt ở nam giới đều làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng thận của bạn.
  • Hệ thống miễn dịch bị suy yếu do một số bệnh như HIV, tiểu đường hoặc một số loại thuốc chống đào thải khi bạn vừa được ghép tạng có thể làm tăng khả năng nhiễm trùng thận của bạn.
  • Sử dụng ống thông nước tiểu.
  • Mắc bệnh trào ngược nước tiểu vào thận..

Chẩn đoán

Bác sĩ chẩn đoán nhiễm trùng thận từ bệnh sử, khám lâm sàng các triệu chứng chẳng hạn như sốt, đau lưng…
Nếu nghi ngờ bạn đã bị nhiễm trùng thận, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm nước tiểu cùng xét nghiệm máu để tìm sự hiện diện của vi khuẩn trong nước tiểu và máu của bạn. Ngoài ra, siêu âm hoặc chụp CT thận cũng có thể giúp tìm ra thận có nhiễm trùng hay không.;

Điều trị

Nếu bị nhiễm trùng thận (viêm đài bể thận), bạn cần được nhập viện và điều trị bằng thuốc kháng sinh tiêm trực tiếp qua tĩnh mạch để tiêu diệt vi khuẩn. Sau khi các triệu chứng đã cải thiện, bạn sẽ được uống kháng sinh trong vòng 3 đến 4 tuần.
Thuốc và dịch giúp giảm đau cũng sẽ được truyền qua tĩnh mạch nếu bạn gặp tình trạng mất nước. Đối với bệnh nhiễm trùng niệu đạo tái phát nhiều lần, bác sĩ có thể yêu cầu bạn sử dụng liều thấp kháng sinh hằng ngày trong vòng vài tuần để ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan đến thận.
Nếu sỏi thận là nguyên nhân gây nhiễm trùng, bác sĩ chuyên khoa niệu có thể tiến hành tán sỏi bằng sóng xung, laser hoặc phẫu thuật để lấy sỏi ra.
Người trưởng thành sau khi điều trị phải tiếp tục thử nước tiểu đều đặn sau đó để tránh bệnh tái phát. Nếu tình trạng nhiễm trùng xuất hiện lại, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn dùng thuốc kháng sinh trong vòng 14 ngày. Nếu bệnh tiếp tục tái phát, thời gian dùng thuốc kháng sinh có thể tăng lên 6 tuần.

Phòng ngừa

  • Không để cơ thể bị mất nước, nhưng không được uống rượu bia.
  • Nước lọc và nước ép nam việt quất (cranberry) có thể làm một số loại khuẩn không thể bám vào thành trong của bàng quang, giúp bạn tránh bị tái nhiễm trùng.
  • Không nhịn tiểu quá lâu. Bạn cũng nên tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục để tránh vi khuẩn xâm nhập qua đường tình dục.
  • Giữ vùng kín sạch sẽ.
  • Nếu bị sỏi thận, bạn cần loại bỏ sỏi thận ra khỏi cơ thể. Bạn cũng phải xét nghiệm tuyến tiền liệt định kỳ và điều trị nếu tuyến tiền liệt bị phù.
  • Bạn không nên tự ý ngưng thuốc hoặc thay đổi liều lượng vì thấy khỏe hơn, trừ khi đó là hướng dẫn của bác sĩ
  • Không sử dụng thảo dược hoặc thực phẩm chức năng bán ở ngoài mà không hỏi bác sĩ vì một số thảo dược có thể bắt thận làm việc nhiều hơn.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018

    Axit là chất oxy hóa nguy hiểm gây tác động ngay lập tức và gây ra những biến chứng lâu dài đối với cơ thể nạn nhân. Bỏng axit đa phần là bỏng sâu, phải được cấp cứu và điều trị tại bệnh viện. Chính vì vậy, khâu sơ cứu khi bị bỏng axit rất quan trọng, có thể giúp hạn chế rủi ro thấp nhất cho nạn nhân.

  • 17-10-2018

    Sưng đầu gối, hay còn gọi là đau đầu gối, là tình trạng đầu gối bị sưng do chất lỏng dư thừa tích tụ trong hoặc xung quanh khớp gối. Tình trạng sưng khớp có thể do chấn thương dây chằng, sụn, xương, hoặc các cấu trúc xung quanh khớp. Sưng có thể xảy

  • 28-05-2018
    Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng viêm dày và lắng tụ canxi ở các dây chằng dọc ống sống gây hẹp các lỗ chui ra của các rễ thần kinh gây đau mỏi tê, lâu dần gây yếu liệt các nơi mà rễ thần kinh này chi phối. Việc chén ép rễ thần kinh và tủy sống còn
  • 28-05-2018
    Glaucoma, trong dân gian còn gọi là cườm nước (miền Nam) hoặc thiên đầu thống (miền Bắc), là một bệnh ở mắt có thể gây giảm và mất thị lực. Hãy tưởng tượng con mắt chúng ta giống như một quả cầu chứa phần lớn là chất lỏng và chia thành 2 ngăn, trong
  • 27-08-2018

    Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách – Bộ Y tế năm 2013, chấn thương sọ não là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai ở Việt Nam (sau bệnh lý tim mạch).

  • 28-05-2018
    Rối loạn ăn uống có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng về thể chất và thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Các chứng rối loạn ăn uống 1. Chứng nhịn ăn (Anorexia Nervosa): Người mắc chứng này lúc nào cũng thấy là mình quá mập và tự nhịn ăn cho đến khi chỉ còn