Nhiễm trùng thận

Nhiễm trùng thận (viêm đài bể thận) là tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Nguyên nhân của bệnh thường là do nhiễm trùng ở đường tiểu dưới (ở bàng quang và niệu đạo) sau đó vi khuẩn sinh sôi và di chuyển lên phía trên theo đường tiểu và gây nhiễm

Nhiễm trùng thận là bệnh gì?
nhiem-trung-than

Nhiễm trùng thận (viêm đài bể thận) là tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Nguyên nhân của bệnh thường là do nhiễm trùng ở đường tiểu dưới (ở bàng quang và niệu đạo) sau đó vi khuẩn sinh sôi và di chuyển lên phía trên theo đường tiểu và gây nhiễm trùng thận. Nhiễm trùng thận có khả năng vi trùng nhiễm vào máu dẫn đến nhiễm trùng huyết gây tử vong.

Triệu chứng thường gặp

Nhiễm trùng thận có thể bắt đầu từ các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu dưới và bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu vi khuẩn lên đến đường tiểu trên.. Các triệu chứng thường gặp là:
  • Sốt
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Đau hông và vùng bụng dưới
  • Đi tiểu thường xuyên, cảm giác phải đi tiểu ngay và không thể nhịn tiểu
  • Rát hoặc đau khi đi tiểu
  • Có mủ hoặc có máu trong nước tiểu
  • Nước tiểu có mùi hôi

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên gọi cho bác sĩ nếu trong thời gian điều trị nhiễm trùng tiết niệu, các dấu hiệu và triệu chứng không được cải thiện hoặc nếu bạn gặp một hoặc nhiều triệu chứng điển hình của bệnh.

Nguyên nhân

Vi khuẩn đi vào đường tiết niệu thông qua niệu đạo (ống đưa nước tiểu ra khỏi cơ thể của bạn) sẽ gây ra nhiễm trùng thận, sau đó nó bắt đầu nhân lên bên trong bàng quang và niệu đạo. Các vi khuẩn thường được tìm thấy là E. coli hoặc klebsiella. Chúng có nhiều trong phân, trong khi vi khuẩn trên da hoặc vi khuẩn môi trường khác ít có khả năng gây nhiễm trùng thận.
Máu góp phần gây bệnh bằng cách đưa vi khuẩn từ những nơi nhiễm trùng khác trong cơ thể đến thận. Nhiễm trùng thận thường ít khi xảy ra qua đường này, nhưng đôi khi cũng có thể xảy ra.

Nguy cơ mắc phải

Mặc dù những thống kê về căn bệnh này vẫn còn hạn chế. Tuy nhiên, một nghiên cứu dựa trên dân số Mỹ cho rằng tỷ lệ hàng năm là khoảng 17/10000 phụ nữ và 4/10000 nam giới bị mắc bệnh nhiễm trùng thận. Nhiễm trùng thận thay đổi theo mùa, tỉ lệ bệnh ở phụ nữ thường tăng cao hơn trong tháng bảy và tháng tám, còn nam giới là ở tháng tám và tháng chín. Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi.
Có rất nhiều yếu tố làm bạn tăng nguy cơ nhiễm trùng thận, chẳng hạn như:
  • Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do niệu đạo của nữ ngắn hơn nhiều so với nam giới, do đó vi khuẩn có thể dễ dàng đi từ bên ngoài cơ thể đến bàng quang.
  • Tắc nghẽn ở đường tiết niệu: Khi dòng chảy của nước tiểu chậm hoặc khả năng làm trống bàng quang giảm, vi khuẩn có thể dễ dàng di chuyển lên đến niệu quản, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thận.
  • Sỏi thận
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu: chẳng hạn do các bệnh tiểu đường hay HIV
  • Tổn thương dây thần kinh xung quanh bàng quang
  • Dùng ống thông niệu đạo kéo dài

Điều trị

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nhiễm trùng thận?

Dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng quan trọng như sốt và đau lưng, bác sĩ có thể nghi ngờ bạn bị nhiễm trùng thận. Bạn có thể cần phải làm thêm một vài xét nghiệm nước tiểu để tìm vi khuẩn trong máu hoặc mủ trong nước tiểu. Khi cần thiết, bác sĩ sẽ cho bạn xét nghiệm để kiểm tra vi khuẩn hoặc các sinh vật khác trong máu.
Bác sĩ có thể kiểm tra hình ảnh bao gồm siêu âm, chụp cắt lớp vi tính quét hoặc một loại X-quang để quan sát được hình ảnh chi tiết của thận và các cơ quan liên quan.

Những phương pháp nào để điều trị nhiễm trùng thận?

Việc đầu tiên bạn cần làm là phải sử dụng kháng sinh. Loại kháng sinh và thời gian sử dụng sẽ phụ thuộc vào mức độ nhiễm trùng, tình trạng sức khỏe chung và các vi khuẩn được tìm thấy trong nước tiểu. Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng thận có thể dần dần biến mất trong vòng một vài ngày điều trị. Nhưng bạn cần phải tiếp tục dùng kháng sinh trong vòng một tuần hoặc lâu hơn. Hãy nhớ uống kháng sinh đủ liều theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nếu nhiễm trùng nặng, bác sĩ có thể yêu cầu bạn phải nhập viện. Bạn có thể được truyền kháng sinh qua đường tĩnh mạch.
  • Nếu nhiễm trùng thận tái phát nhiều lần, bạn cần phải đến các chuyên gia về thận và đường tiết niệu để tìm nguyên nhân gây tái phát.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Để hiểu về bệnh hen suyễn (hay còn gọi là bệnh hen phế quản), trước tiên bạn cần phải hình dung được nguyên lý hoạt động của đường hô hấp. Đường dẫn khí có dạng hình ống giúp đưa không khí vào và ra khỏi phổi bạn. Những người bị hen suyễn sẽ bị viêm
  • 28-05-2018
    Lao họng thường là thứ phát sau lao phổi hoặc lao da, gồm nhiều thể như lao kê họng, lao loét bã đậu ở họng, luput họng và lao họng nguyên phát. Các thể bệnh có biểu hiện và tiên tượng nặng nhẹ khác nhau.
  • 28-05-2018
    Bệnh nhân ngơ ngác, mất phương hướng, không biết mình ở đâu, trong thời gian nào. Họ quên cách gọi thông thường về người và sự vật. Họ cũng quên luôn cả cách tự chăm sóc hàng ngày như tắm rửa, đánh răng, ăn cơm, mặc quần áo. Và họ hành động giống như
  • 28-05-2018
    Nguy cơ mắc bệnh khá cao, vì vậy nhiều người sau khi không may mắc phải căn bệnh này đều rất lo sợ, bởi chữa bệnh lậu vô cùng vất vả và mất thời gian. Người bệnh rất dễ bị tái phát, thậm chí dẫn đến biến chứng do không được phát hiện sớm và điều trị
  • 28-05-2018
    Viêm khớp vảy nến là một dạng viêm khớp xuất hiện ở những bệnh nhân bị mắc bệnh da vảy nến nghiêm trọng. Bệnh gây viêm một số khớp nhất định và phát ban. Các vùng thường bị ảnh hưởng nhất là ngón tay, cổ và lưng dưới. Mắt, móng và tim cũng có thể bị
  • 17-10-2018

    Là một bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, tương đối phổ biến (chiếm 3 - 15% trong tổng số các bệnh lây truyền qua đường tình dục), căn nguyên do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae, triệu chứng lậu cấp điển hình là đái buốt, đái ra mủ, nhưng phần