Nhiễm trùng nấm aspergillus

Aspergillosis là nhóm các bệnh nhiễm trùng gây ra bởi loài nấm có tên là aspergillus. Các loài như aspergillus fumigatus, aspergillus flavus và aspergillus niger sống trong đất, thực vật, bụi, vật liệu xây dựng và lá khô. Bào tử (bộ phận sinh sản của

Nhiễm trùng nấm aspergillus là bệnh gì?

Aspergillosis là nhóm các bệnh nhiễm trùng gây ra bởi loài nấm có tên là aspergillus. Các loài như aspergillus fumigatus, aspergillus flavus và aspergillus niger sống trong đất, thực vật, bụi, vật liệu xây dựng và lá khô. Bào tử (bộ phận sinh sản của nấm mốc) phát triển mạnh trong máy điều hòa không khí và ống của lò sưởi, thảm, vật liệu cách nhiệt, một số loài thực vật nhất định, nước máy, bụi và một số loại thực phẩm.;

Triệu chứng thường gặp nhiễm trùng nấm aspergillus

Những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng nấm aspergillus?

Triệu chứng phụ thuộc vào vị trí bị nhiễm trùng trong cơ thể. Các triệu chứng có thể bao gồm ho, khó thở, sốt, ớn lạnh, ho ra đờm có máu, chán ăn, sụt cân, đau ngực tăng khi ho hoặc hít thở sâu. Nhiễm trùng cơ quan khác có thể dẫn đến đau đầu, cứng gáy, buồn nôn và nôn. Ngoài ra có thể có các triệu chứng khác như đột quỵ (chảy máu trong não), áp xe (túi mủ), đau nhức xương, nhiễm trùng van tim, dạ dày và chảy máu đường tiêu hóa.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn đang bị hen suyễn hoặc xơ nang hoặc bạn nhận thấy các triệu chứng thay đổi khác với ngày thường thì hãy gặp bác sĩ ngay. Đôi khi nguyên nhân là do nhiễm trùng nấm aspergillus, đôi khi không phải, nhưng dù có hay không thì điều quan trọng nhất là bạn phải đi khám những triệu chứng mới xuất hiện đó.
Nếu hệ miễn dịch của bạn bị suy yếu và sốt không rõ nguyên nhân, khó thở hoặc ho ra máu hãy đến bệnh viện ngay lập tức để bác sĩ xem xét. Trong trường hợp nhiễm nấm aspergillus lan tỏa, việc điều trị kịp thời là rất quan trọng, đôi khi bác sĩ điều trị bệnh trước khi có chẩn đoán chắc chắn .;

Nguyên nhân Bệnh Nhiễm trùng nấm aspergillus gây bệnh Bệnh Nhiễm trùng nấm aspergillus

Những nguyên nhân nào gây ra nhiễm trùng nấm aspergillus?

Nấm có thể gây ra triệu chứng giống như phản ứng dị ứng (dị ứng aspergillosis và dị ứng aspergillosis viêm phế quản phổi) ở những người bị hen. Bệnh có thể gây ra những nốt nấm tròn trên phổi bị tổn thương bởi một bệnh khác (sẹo do bệnh lao hay bệnh khí thũng). Những người có hệ miễn dịch yếu do mắc phải một bệnh khác (ví dụ như HIV) hoặc dùng thuốc (như corticosteroid) có nguy cơ cao nhiễm nấm aspergillus lan tỏa. Nhiễm trùng có thể lây lan từ phổi đến các cơ quan khác.

Những yếu tố nào sẽ làm cho nhiễm trùng nấm aspergillus trở nên nặng hơn?

Bệnh sẽ trở nên nặng hơn nếu bạn:
  • Bỏ qua các triệu chứng. Do đó, bạn cần báo với bác sĩ khi bị sốt, đặc biệt nếu bạn đang dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch;
  • Không điều trị viêm phế quản phổi do nhiễm nấm aspergillus ở bệnh viện. Nấm aspergillus lan tỏa có thể nguy hiểm hơn nhiều.

Nguy cơ mắc phải Bệnh Nhiễm trùng nấm aspergillus

Những ai thường mắc phải nhiễm trùng nấm aspergillus?

Người có hệ miễn dịch bị suy yếu có nguy cơ cao nhiễm trùng nặng.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng nấm aspergillus?

Giảm số lượng tế bào bạch cầu, bệnh xơ nang, thời gian nằm viện dài và gen di truyền có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng nấm aspergillus.

Điều trị Bệnh Nhiễm trùng nấm aspergillus hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nhiễm trùng nấm aspergillus?

Sau khi hỏi bệnh và khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng xét nghiệm máu, chụp X-quang, xét nghiệm da và cấy đàm. Bác sĩ có thể sẽ làm thêm một số xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), nội soi phế quản hoặc sinh thiết phổi. Trong thủ thuật nội soi phế quản, bác sĩ dùng một ống nhỏ có ánh sáng để nhìn vào bên trong phổi và lấy mẫu. Trong sinh thiết, bác sĩ sẽ lấy một phần mô phổi để quan sát dưới kính hiển vi.

Những phương pháp nào dùng để điều trị nhiễm trùng nấm aspergillus?

Có nhiều phương pháp điều trị tuỳ theo dạng nhiễm trùng nấm. Những người bị viêm phế quản do nhiễm nấm aspergillus có thể dùng 1 loại corticosteroid tên là prednisone hoặc thuốc kháng nấm cho đến khi kết quả X-quang ngực đã cải thiện. Người ta vẫn chưa tìm ra được phương pháp tốt nhất để điều trị các nốt nhiễm nấm ở trong phổi. Đôi khi chúng có thể tự khỏi mà không cần điều trị hoặc có thể điều trị bằng thuốc kháng nấm. Bác sĩ có thể chỉ đơn giản theo dõi những người không có triệu chứng. Còn đối với những người ho ra rất nhiều máu thường cần phải thực hiện phẫu thuật. Những người nhiễm nấm aspergillus lan tỏa thường được cho dùng thuốc kháng nấm tiêm tĩnh mạch.;

Chế độ sinh hoạt phù hợp Bệnh Nhiễm trùng nấm aspergillus

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của nhiễm trùng nấm aspergillus?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này bằng cách chú ý một số điều sau đây:
  • Điều trị trong một thời gian dài (3-6 tháng đối với viêm phế quản phổi do nhiễm nấm aspergillus). Một số loại thuốc kháng nấm dùng trong 4-6 tháng và sau đó giảm dần trong 4-6 tháng tiếp theo.
  • Khám bác sĩ chuyên về bệnh phổi hoặc về bệnh truyền nhiễm.
  • Tiên lượng của bệnh phụ thuộc vào những bệnh bạn đang có và tình trạng hệ miễn dịch.
  • Gọi cho bác sĩ nếu bạn ho ra máu, đau ngực, sốt, ớn lạnh hay đổ mồ hôi và ho có đàm.
  • Cẩn thận khi dùng thuốc ức chế miễn dịch.
  • Tránh xa những nơi có thể tiếp xúc với nấm mốc.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 17-10-2018

    Thế nào là viêm gan cấp tính? Bệnh phát sinh đột xuất có thời gian lâm bệnh ngắn - phần lớn người bị viêm gan cấp tính thường được phục hồi sau khoảng 1-2 tháng. Tuy vậy, có một số ít trường hợp kéo dài hàng nhiều tháng, thậm chí hàng năm hoặc phát triển

  • 28-05-2018
    Các yếu tố tác động bên ngoài môi trường đến cơ thể và da của chúng ta về vật lý, hoá học, vi sinh vật..., căng thẳng thần kinh, chế độ dinh dưỡng và bệnh tật tác động lên quá trình lão hoá của con người. Các chất ôxy hoá làm tổn hại tế bào (các gốc
  • 04-07-2018
    Vảy phấn hồng là một loại phát ban phổ biến. Những đốm phát ban này có dạng hình tròn hoặc hình bầu dục có kích thước khoảng 2,5 đến 5 cm và thường phổ biến ở ngực, bụng hoặc lưng. Chúng thường có màu đỏ, hồng nhạt và thường có vảy xung quanh. Những
  • 28-05-2018
    Khô mắt là một trong những chứng bệnh rất phổ biến của mắt, đặc biệt là ở những người tiếp xúc nhiều với máy tính, do yêu cầu công việc, bạn không thể rời xa chiếc máy tính. Triệu chứng khô mắt xuất hiện khi có sự suy giảm về chất lượng của lớp màng
  • 28-05-2018
    Alpha-1-antitrypsin (AAT) là một protein do gan tạo ra. Nó bảo vệ phổi khỏi tác hại của một loại enzyme có tên là bạch cầu trung tính elastase. Khi thiếu AAT, phổi không thể nở rộng và co rút tốt dẫn đến hô hấp khó khăn hơn và tổn thương phổi (tràn khí)
  • 17-10-2018

    Nấm âm đạo hay còn gọi là viêm âm đạo do nấm. Đây là chứng viêm (sưng, đỏ) ở âm đạo, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Một trong số đó là nhiễm nấm men Candida albicans. Bệnh viêm âm đạo do nấm Candida rất phổ biến. Khoảng 75% phụ nữ trên