Nhiễm H. pylori (nhiễm H. pylori dạ dày)

Nhiễm H.pylori là bệnh xảy ra khi dạ dày bị nhiễm một loại vi khuẩn có tên Helicobacter pylori (còn gọi là H. pylori). Đây cũng là một nguyên nhân thường gặp dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng. Nhiễm H.pylori rất phổ biến, nhưng đa số chúng ta không nhận

Định nghĩa Bệnh Nhiễm H. pylori (nhiễm H. pylori dạ dày)

Bệnh Nhiễm H. pylori (nhiễm H. pylori dạ dày)

Nhiễm H. pylori (nhiễm H. pylori dạ dày) là bệnh gì?
Nhiễm H.pylori là bệnh xảy ra khi dạ dày bị nhiễm một loại vi khuẩn có tên Helicobacter pylori (còn gọi là H. pylori). Đây cũng là một nguyên nhân thường gặp dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng. Nhiễm H.pylori rất phổ biến, nhưng đa số chúng ta không nhận ra rằng mình đã mắc bệnh vì thường không xuất hiện bất cứ triệu chứng gì. Tuy nhiên trong một số trường hợp, H. pylori có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm loét và ung thư dạ dày.
Những ai thường mắc phải bệnh nhiễm H. pylori (nhiễm H. pylori dạ dày)?
Nhiễm H.pylori có thể gặp ở hơn một nửa dân số thế giới và tỷ lệ còn có thể cao hơn ở những nước đang phát triển. Tuy nhiên theo thống kê, khoảng 80% người nhiễm H.Pylori vẫn có thể sống khỏe mạnh bình thường mà không có triệu chứng hay biến chứng gì. Chỉ có khoảng 10-15% có thể bị viêm loét dạ dày và 1-3% xuất hiện ung thư dạ dày.;

Nguyên nhân Bệnh Nhiễm H. pylori (nhiễm H. pylori dạ dày)

Bệnh Nhiễm H. pylori (nhiễm H. pylori dạ dày)

Nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm H. pylori (nhiễm H. pylori dạ dày) là gì?
Hiện nay vẫn chưa biết chính xác làm cách nào chúng ta bị nhiễm H. pylori. Theo giả thiết của các nhà khoa học, vi khuẩn H. pylori có thể được truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, chất nôn hoặc phân của người đã mắc bệnh. H. pylori cũng có thể lây lan qua thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm.
Sau khi xâm nhập vaò cơ thể, H. pylori có thể phát triển trong niêm mạc dạ dày. Tại đây chúng sẽ được bao phủ bởi một lớp chất nhầy, bảo vệ nó khỏi axit tiết ra từ dạ dày.;

Nguy cơ mắc bệnh Bệnh Nhiễm H. pylori (nhiễm H. pylori dạ dày)

Bệnh Nhiễm H. pylori (nhiễm H. pylori dạ dày)

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm H. pylori (nhiễm H. pylori dạ dày)?
pylori thường bị lây nhiễm lúc còn nhỏ. Các yếu tố nguy cơ lây nhiễm H. pylori có liên quan đến điều kiện sống trong thời thơ ấu của bạn, chẳng hạn như:
Điều kiện đông đúc: bạn có nguy cơ bị nhiễm H. pylori nếu bạn sống trong một gia đình nhiều người;
Khu vực sống thiếu nước sạch;
Sống ở những nước đang phát triển: người dân sống ở các nước đang phát triển, nơi mà điều kiện sống chật chội và mất vệ sinh có nguy cơ cao bị lây nhiễm H. pylori;
Sống chung với người đã bị nhiễm H. pylori.
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.;

Điều trị Bệnh Nhiễm H. pylori (nhiễm H. pylori dạ dày)

Bệnh Nhiễm H. pylori (nhiễm H. pylori dạ dày)

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh nhiễm H. pylori (nhiễm H. pylori dạ dày)?
Nhiễm H.pylori thường không cần điều trị nếu không xuất hiện triệu chứng gì.
Khi bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các triệu chứng viêm loét dạ dày, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc, bao gồm:
Các loại thuốc kháng sinh, ví dụ như clarithromycin, amoxicillin, tetracycline, metronidazole để diệt trự vi khuẩn H.pylori trong dạ dày;
Các loại thuốc ức chế tiết axit, ví dụ như omeprazole, lansoprazole, và pantoprazole;
Bismuth sub salicylate: hay thường được biết đến là thuốc Pepto-Bismol ™, loại thuốc này sẽ phủ lên vết loét từ đó giúp bảo vệ chúng khỏi acid trong dạ dày.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh nhiễm H. pylori (nhiễm H. pylori dạ dày)?
Một số phương pháp giúp chẩn đoán H. Pylori chính xác và đơn giản bao gồm:
Xét nghiệm bằng hơi thở: Trong một xét nghiệm bằng hơi thở, bạn sẽ nuốt một dung dịch có chứa các phân tử carbon đã được đánh dấu. Nếu bạn bị nhiễm H. pylori, các phân tử carbon sẽ được thải ra khi dung dịch được tiêu hóa trong dạ dày của bạn. Cơ thể của bạn sẽ hấp thụ các phân tử carbon đó và thải nó khi bạn thở ra. Bạn sẽ thở ra vào một chiếc túi, và sau đó bác sĩ của bạn sử dụng một thiết bị đặc biệt để phát hiện các phân tử carbon trong đó;
Xét nghiệm máu: để tìm vi khuẩn H.pylori hoặc các kháng thể trong máu;
Tìm kháng nguyên H.pylori trong phân;
Tìm H.pylori trong mẫu sinh thiết thông qua nội soi.;

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt Bệnh Nhiễm H. pylori (nhiễm H. pylori dạ dày)

Bệnh Nhiễm H. pylori (nhiễm H. pylori dạ dày)

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nhiễm H. pylori (nhiễm H. pylori dạ dày)?
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nhiễm H. pylori:
Ăn uống đúng giờ và điều độ;
Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Cơ thể mỗi người có hai tuyến thượng thận. Mỗi tuyến nằm ngay phía trên mỗi thận. Các tuyến thượng thận tiết ra nhiều hormone cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ thể. Bệnh nhân suy thượng thận bị thiếu hormone cortisol và aldosterone. Cortisol
  • 17-10-2018

    Sa dạ dày là hiện tượng dạ dày không nằm đúng vị trí của nó. Đây là một trong những chứng bệnh sa nội tạng rất thường gặp. Bình thường, dạ dày nằm chủ yếu ở phần xương sườn thứ 11 bên trái, một phần khác nằm ở phần bụng trên. Khi mắc chứng bệnh này,

  • 28-05-2018
    Bệnh gai đen là một tình trạng đặc trưng bởi da dày, sạm, mượt như nhung, có nếp gấp và nếp nhăn trên cơ thể. Thông thường, bệnh gai đen ảnh hưởng đến vùng nếp gấp nách, háng, cổ. Bệnh gai đen xuất hiện tự nhiên trên làn da. Không có điều trị cụ thể
  • 05-07-2018
    Chai phát sinh do một áp lực mạnh liên tiếp. Tổn thương chai thường gặp ở người có tật bẩm sinh, bàn chân bị quá khum, hoặc ở người có di chứng bại liệt ảnh hưởng tới tư thế của lòng bàn chân. Những trường hợp như vậy thường tổn thương không đối xứng
  • 28-05-2018
    Rối loạn về cơ xương khớp là một tình trạng suy yếu chức năng của các khớp, dây chằng, cơ bắp, thần kinh, gân và xương sống. Hệ thống cơ xương của bạn đóng vai trò quan trọng để tạo ra bộ khung chơ cơ thể. Rối loạn về cơ xương thường là các bệnh thoái
  • 17-10-2018

    Bạch tạng được xác định là một rối loạn di truyền đặc trưng bởi sự giảm sản xuất melanin (sắc tố quyết định màu sắc của da, tóc và mắt) hoàn toàn hay không hoàn toàn. Do đó những người bị bạch tạng có màu tóc, da, mắt nhạt hoặc không màu. Những khác