Mỡ trong máu (máu nhiễm mỡ)

Mỡ trong máu, hay còn gọi là máu nhiễm mỡ, chỉ tình trạng rối loạn chuyển đổi chất béo trong cơ thể, làm cho lượng chất béo trong máu quá cao.nChất béo rất cần thiết cho việc cấu tạo nên cơ thể và cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Ngoài ra chất

Tìm hiểu chung về mỡ trong máu (máu nhiễm mỡ)

máu nhiễm mỡ
Hình ảnh minh họa

Mỡ trong máu, hay còn gọi là máu nhiễm mỡ, chỉ tình trạng rối loạn chuyển đổi chất béo trong cơ thể, làm cho lượng chất béo trong máu quá cao.
Chất béo rất cần thiết cho việc cấu tạo nên cơ thể và cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Ngoài ra chất béo còn cung cấp và vận chuyển các vitamin tan trong chất béo cần thiết. Tuy nhiên, một lượng lớn chất béo có thể gây nên các bệnh về tim mạch, gây tiểu đường và béo phì.
Trong cơ thể có nhiều loại chất béo nhưng mỡ trong máu xảy ra là do sự gia tăng của một hoặc cả hai chất béo Cholesterol và Triglyceride.
  • Cholesterol: Cholesterol rất cần thiết cho hoạt động của màng tế bào trong cơ thể, để sản xuất ra một nội tiết tố. Cholesterol cũng là thành phần rất quan trọng của muối mật. Cholesterol tốt (HDL-C) có vai trò làm cho thành động mạch mềm mại để lưu thông máu tốt hơn và có khả năng bảo vệ thành mạch máu, trong khí đó cholesterol xấu (LDL- C) làm cho xơ vữa thành động mạch.
  • Triglyceride: Triglycerides được dự trữ trong tế bào mỡ để sử dụng và là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Việc ăn uống quá nhiều chất béo khiến cơ thể không đốt cháy kịp có thể dẫn đến nồng độ triglyceride cao. Nếu bạn bị tăng triglycerides thì có khả năng bạn cũng bị tăng cholesterol.
Mỡ trong máu (máu nhiễm mỡ) là một bệnh phổ biến. Nó dễ xảy ra ở những người có gia đình bị bệnh mỡ trong máu và ở người có chế độ ăn nhiều chất béo. Những người có vấn đề với khả năng điều tiết của cơ thể như bệnh tiểu đường hay béo phì, hoặc người cao tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường. Ngoài ra, các chất kích thích và gây nghiện như rượu bia và thuốc lá cũng làm tăng khả năng bị mỡ trong máu.

Triệu chứng và dấu hiệu của mỡ trong máu

Máu nhiễm mỡ thường không có triệu chứng cụ thể. Một số trường hợp hiếm sẽ có các khối u dưới da do mỡ tích tụ. Riêng đối với tăng triglycerides, nếu lượng chất béo này quá cao, tuyến tụy sẽ bị sưng gây ra các cơn đau bụng đột ngột, ăn mất ngon, buồn nôn, nôn mửa, và sốt.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên thực hiện kiểm tra nồng độ mỡ trong máu vào khoảng 20 tuổi trở lên và ít nhất 5 năm một lần. Nếu chỉ số này cao hơn mức độ cho phép, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu tiến hành các xét nghiệm khác. Ngoài ra, nếu gia đình bạn có người bị mỡ trong máu, tiểu đường và bệnh tim, bạn nên thường xuyên kiểm tra hơn.

Nguyên nhân

Mỡ trong máu cao có liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống cũng như chế độ sinh hoạt của mỗi một con người, đặc biệt là người cao tuổi. Hay gặp nhất trong trong chứng tăng cholesterol máu là do chế độ dinh dưỡng không  hợp lý như: ăn nhiều mỡ động vật, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng, sữa toàn phần, bơ, thịt đỏ (thịt chó, bò, trâu), lòng động vật, tôm… trong các bữa ăn hàng ngày. Tiếp đến là người béo phì, lười vận động, ngoài ra có thể gặp do di truyền hoặc mắc một số bệnh về rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường. Đối với tăng triglycerit hay gặp nhất là do uống quá nhiều rượu, béo phì, di truyền, lười vận động hoặc rối loạn gen chuyển hóa.

Nguy cơ mắc bệnh

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc mỡ trong máu, một trong số đó là:
  • Chế độ ăn uống nhiều chất béo;
  • Ít tập thể dục;
  • Sử dụng chất kích thích, gây nghiện như rượu, bia và thuốc lá;
  • Có người thân bị bệnh mỡ trong máu.

Tác hại của mỡ máu cao

Cholesterol xấu càng cao càng làm cho xơ vữa động mạch, từ đó sẽ hạn chế lưu thông máu, thậm chí tạo điều kiện cho việc hình thành cục máu đông hoặc các mảng xơ vữa bong ra gây tắc mạch, nhất là tắc mạch vành (nhồi máu cơ tim) hoặc tắc mạch não (nhũn não) gây đột quỵ.
Tác hại của mỡ máu cao
Hình ảnh minh họa.

Với loại triglycerit, khi nào có sự mất cân bằng  giữa lipit vào gan và lipit ra khỏi gan, mỡ sẽ tích lại trong gan, tức là triglycerit tăng sẽ gây nên gan nhiễm mỡ. Gan bị nhiễm mỡ sẽ hạn chế chức năng sản xuất ra chất apoprotein do đó sẽ làm cho lượng axít béo vào gan quá lớn càng làm cho gan nhiễm mỡ nặng hơn. Gan nhiễm mỡ từ nhẹ dẫn đến nặng và cuối cùng là xơ gan. Bệnh xơ gan cho đến nay chưa có thuốc đặc hiệu để chữa trị. Ngoài ra, nếu tăng quá cao triglycerit máu, sẽ có nguy cơ gây viêm tụy cấp tính.

Điều trị

Để điều trị mỡ trong máu cần kết hợp cả 2 biện pháp:
Điều chỉnh lối sống
Thực hiện chế độ ăn cân bằng, ít chất béo và đường nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Từ bỏ việc hút thuốc và uống rượu bia, thay vào đó là tập thể dục. Bạn có thể nhờ tư vấn của bác sĩ để tìm ra chế độ ăn và tập luyện phù hợp cho mình.
Sử dụng thuốc để điều chỉnh lượng mỡ
Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc để kiểm soát lượng mỡ trong máu. Các loại thuốc này sẽ giảm nguy cơ bị bệnh về tim mạch và thận. Hãy nói với bác sĩ nếu bạn có bất cứ bệnh, triệu chứng nào khác hay dị ứng với bất kì thuốc nào.

Phòng ngừa máu nhiễm mỡ

Hãy nhớ rằng phòng bệnh luôn hơn chữa bệnh.
  • Người cao tuổi nên dùng dầu thực vật trong các bữa ăn hàng ngày và ăn cá từ 2 - 3 lần thay thịt trong một tuần.
  • Hạn chế ăn tôm, các loại thịt đỏ, lòng động vật.
  • Cần tăng cường ăn rau, hoa quả.
  • Hạn chế hoặc bỏ hẳn rượu bia, nhất là người có bệnh về tim mạch, tăng huyết áp.
  • Không nên ăn quá nhiều tinh bột.
  • Tăng cường tập thể dục đều đặn hoặc chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, chơi cầu lông, bơi, tập thể dục dưỡng sinh…
  • Nên đi khám bệnh định kỳ để được chỉ định xét nghiệm mỡ máu và khi mỡ máu cao cần điều trị làm theo chỉ định và tư vấn của bác sĩ, không nên tự động mua thuốc để điều trị nếu không có chuyên môn về y học.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Mặc dù chưa có ai xác định nguyên nhân nào gây ra ốm nghén, nhưng sự tăng hormone trong thai kỳ có thể đóng một vai trò gây ra hiện tượng này.
  • 28-05-2018
    Nữ giới ở độ tuổi hơn 60 dễ mắc bệnh, và tiên lượng không tốt, tỉ lệ sống 5 năm đạt 3%. So với ung thư phổi, ung thư dạ dày, thì tỉ lệ phát cúa bệnh ung thư túi mật có xu hướng tăng cao. Ung thư túi mật là một bệnh lý tương đối hiếm gặp và có tiên lượng
  • 13-04-2024
    Khi chúng ta ăn, thức ăn xuống thực quản, và dạ dày. Tế bào trên thành dạ dày tiết ra acid và những hóa chất khác giúp tiêu hóa thức ăn. Tế bào dạ dày cũng tạo nên lớp chất nhầy dày nhằm bảo vệ chúng khỏi sự phá hủy gây ra bởi acid. Những tế bào trên
  • 28-05-2018
    Hãy nghĩ về thận của bạn như một bộ phận lọc của cơ thể, một hệ thống đào thải tinh vi gồm 2 cơ quan hình hạt đậu. Mỗi ngày, công việc nặng nhọc của nó là lọc 200 lít máu và đào thải ra khoảng 2 lít nước tiểu. Nếu thận của bạn đột ngột bị viêm, bạn sẽ
  • 28-05-2018
    Hẹp môn vị nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn nước và điện giải, mất nhiều natri, kali và clo trong máu gây nên tăng dự trữ kiềm gọi là tình trạng nhiễm kiềm chuyển hóa. Điều trị hẹp môn vị chủ yếu là điều trị ngoại khoa,
  • 28-05-2018
    Hội chứng chuyển hoá là tên một nhóm bệnh xảy ra đồng thời và có khả năng dẫn đến bệnh động mạch vành, đột quỵ hoặc tiểu đường tuýp 2. Các nhóm bệnh đó là cao huyết áp, tăng đường huyết, mỡ bụng dư thừa và lượng cholesterol trong máu cao bất thường.