Thắt ống dẫn tinh

Thắt ống dẫn tinh là phương pháp đơn giản, an toàn, thủ thuật triệt sản đáng tin cậy, là một trong những thủ thuật chủ yếu của kế hoạch hóa gia đình. Thông qua phẫu thuật là để ngăn chặn đường dẫn đến việc vận chuyển của tinh trùng. Do đó mà đạt được

Thắt ống dẫn tinh là gì?

Thắt ống dẫn tinh là biện pháp tránh thai đáng tin cậy hơn bất cứ biện pháp nào. Đây cũng là biện pháp dễ dàng và giá rẻ hơn biện pháp tương tự ở nữ giới - thắt ống dẫn trứng, một phẫu thuật nhằm thắt ống dẫn trứng ở nữ giới, ngăn không cho trứng gặp tinh trùng.

Hình ảnh minh họa trước và sau khi thắt ống dẫn tinhHình ảnh minh họa trước và sau khi thắt ống dẫn tinh

Việc thắt cắt ống dẫn tinh không đụng chạm gì đến tinh hoàn. Nó chỉ có tác dụng ngăn tinh trùng di chuyển ra túi tinh, tránh thụ thai.
Khi ống dẫn tinh bị thắt, người đàn ông vẫn có thể đạt cực khoái khi quan hệ tình dục và phóng tinh bình thường, người đã thắt ống dẫn tinh vẫn có hiện tượng phóng tinh, nhưng chỉ là tinh dịch loãng mà không có tinh trùng. Thực tế hàng chục năm nay cũng đã chứng minh, cuộc sống vợ chồng của những người thắt ống dẫn tinh không có gì thay đổi, sức khỏe tốt, lao động và sinh hoạt tình dục vẫn bình thường.
Tuy nhiên, không có phẫu thuật nào thành công 100% cả. Với một tỷ lệ rất nhỏ, nhưng đôi khi phẫu thuật thắt ống dẫn tinh cũng sẽ không có hiệu quả. Trước khi tiến hành phẫu thuật, trao đổi với bác sỹ về ưu và nhược điểm của phẫu thuật. Từ đó, bạn có thể xác định được liệu đó có phải là biện pháp tránh thai thích hợp với mình không.

Phẫu thuật thắt ống dẫn tinh giúp tránh thai như thế nào?

Tinh trùng được sản xuất và lưu trữ ở tinh hoàn. Các tinh hoàn ở bên trong một túi gọi là bìu. Tinh trùng sẽ di chuyển qua ống dẫn tinh để hòa với dịch tiết ra từ tuyến tiền liệt để tạo nên tinh dịch. Trong khi xuất tinh, tinh dịch sẽ di chuyển từ niệu quản ra ngoài dương vật và vào trong âm đạo cơ thể người phụ nữ.
Thắt ống dẫn tinh đồng nghĩa với việc tinh trùng không thể hòa trộn với tinh dịch nữa và trong tinh dịch sẽ không có tinh trùng. Khi tinh dịch được giải phóng vào cơ thể phụ nữ sẽ không mang theo tinh trùng. Như vậy trứng sẽ không được thụ thai.

Liệu có bị rối loạn cương dương sau phẫu thuật?

Phẫu thuật thắt ống dẫn tinh không ảnh hưởng đến khả năng quan hệ tình dục và không ảnh hưởng đến khoái cảm tình dục. Bạn sẽ vẫn có thể xuất tinh. Điều khác biệt duy nhất là tinh dịch của bạn sẽ không có tinh trùng.

Phẫu thuật tiến hành như thế nào?

Phẫu thuật thắt ống dẫn tinh được tiến hành tại bệnh viện. Bạn sẽ được giữ tỉnh táo trong suốt quá trình phẫu thuật. Nếu bạn muốn, bạn có thể được tiêm thuốc mê và ngủ trong khi phẫu thuật. Với cả 2 cách, bạn đều sẽ được tiêm thuốc tê ở bìu để không cảm thấy đau.
Với thủ thuật thắt ống dẫn tinh thông thường, bác sỹ sẽ tạo một hoặc hai vết cắt ở bìu để chạm tới ống dẫn tinh. Sau đó, bác sỹ sẽ cắt ống dẫn tinh và thắt nút lại. Vết cắt ở bìu sẽ được khâu lại sau khi việc thắt ống dẫn tinh kết thúc.
Ngày nay, thắt ống dẫn tinh có thể được thực hiện mà không cần dùng dao. Phẫu thuật không dùng dao sẽ làm giảm nguy cơ gặp các tác dụng phụ như chảy máu hoặc đau đớn. Trong suốt quá trình phẫu thuật, bác sỹ sẽ cảm nhận ống dẫn tinh qua bề mặt da bìu và giữ nó ở đúng vị trí. Sau đó, bác sỹ sẽ tạo một lỗ rất nhỏ ở một bên bìu và kéo ống dẫn tinh ra ngoài để cắt hoặc buộc lại và sẽ được đưa lại về vị trí cũ. Cũng không cần phải khâu vết thương vì lỗ nhỏ được tạo ra sẽ tự lành lại.

Hình minh họa thủ thuật thắt ống dẫn tinh

Thủ thuật thắt ống dẫn tinh. (Ảnh minh họa)

Phẫu thuật thắt ống dẫn tinh rất hiệu quả trong việc tránh thai. Chỉ có 2/1.000 phụ nữ mang thai trong năm đầu tiên bạn tình của họ làm phẫu thuật này.

Sau phẫu thuật

Khoảng 2 tháng sau phẫu thuật, bạn sẽ tới khám lại để xem có còn tinh trùng trong tinh dịch hay không. Việc này được gọi là xét nghiệm tinh dịch. Bạn sẽ cần phải kiểm tra cho đến khi đạt mốc 3 tháng hoặc 20 lần xuất tinh. Trong suốt thời gian này, bạn vẫn nên sử dụng một biện pháp tránh thai dự phòng như dùng bao cao su hoặc màng ngăn âm đạo để tránh thai.
Phẫu thuật thắt ống dẫn tinh rất hiệu quả để tránh thai, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Tinh trùng có thể vẫn có trong ống dẫn tinh trong những tuần sau phẫu thuật. Bạn phải đợi cho chúng không còn nữa trước khi tiến hành quan hệ tình dục mà không có biện pháp bảo vệ.

Tại sao phẫu thuật lại thất bại?

Phẫu thuật thắt ống dẫn tinh thất bại nếu bác sỹ bỏ sót hoặc thắt không đầy đủ ống dẫn tinh khi làm phẫu thuật. Trong những trường hợp rất hiếm gặp, ống dẫn tinh có thể phát triển trở lại. Nếu việc đó xảy ra, ống dẫn tinh mới thường sẽ nhỏ hơn là ống cũ.
Đôi khi, tinh trùng có thể tự tạo ra đường đi từ phần bị cắt cuối cùng của một bên ống dẫn tinh tới bên kia. Việc này phổ biến nhất là trong vòng 3 tháng đầu tiên sau phẫu thuật. Đó là lý do vì sao bác sỹ thường khuyên bạn tránh quan hệ tình dục mà không có biện pháp bảo vệ trong thời gian này, cho đến khi xác định chắc chắn rằng tinh trùng không còn trong tinh dịch nữa.
Nếu bác sĩ thấy rằng vẫn còn tinh trùng trong tinh dịch, có thể bạn sẽ phải tiến hành phẫu thuật lần 2. Không đến 1% các ca cắt ống dẫn tinh phải tiến hành lần 2.

Những nguy cơ khác

Như bất kỳ phẫu thuật nào, phẫu thuật cắt ống dẫn tinh có thể có một vài nguy cơ như:

  • Chảy máu (sẽ ít xảy ra nếu bạn tiến hành phẫu thuật không dùng dao)
  • Sưng bìu
  • Bầm tím
  • Đau
  • Nhiễm trùng
  • Hình thành cục u khi tinh trùng rò rì từ vết cắt ống dẫn tinh, gọi là u hạt tinh trùng
  • Tăng áp lực ở hai tinh hoàn.

Rất ít người bị hội chứng đau sau phẫu thuật thắt ống dẫn tinh. Hội chứng này là khi cơn đau không thuyên giảm sau khi phẫu thuật. Nguyên nhân gây đau hiện nay vẫn chưa rõ. Đôi khi, kể cả khi nối lại ống dẫn tinh cũng không thể làm giảm đau.

Ai nên tiến hành phẫu thuật thắt ống dẫn tinh?

Phẫu thuật thắt ống dẫn tinh thích hợp cho nam giới đã xác định chắc chắn rằng họ không muốn có con nữa. Nếu bạn thay đổi ý định, phẫu thuật thắt ống dẫn tinh cũng có thể tháo ra được nhưng sẽ lại phải tiến hành một thủ thuật khác. Phẫu thuật nối lại ống dẫn tinh là một phẫu thuật phức tạp hơn và không phải lúc nào cũng thành công.
Nam giới bị nhiễm trùng những vùng xung quanh bìu nên đợi để phẫu thuật sau khi tình trạng nhiễm trùng đã được điều trị khỏi. Phẫu thuật thắt ống dẫn tinh không phải là một ý kiến hay với những nam giới có các rối loạn đông máu, tinh hoàn ẩn hoặc có các khối u ở tinh hoàn.
Nếu bạn cảm thấy lo lắng về việc tiến hành phẫu thuật ở vùng nhạy cảm của bìu, hãy gọi tư vấn với bác sĩ. Trước khi tiến hành bất cứ phẫu thuật nào, bạn nên cân nhắc về lợi ích và những nguy cơ có thể. Hãy trao đổi thoải mái với bác sĩ và hỏi thật nhiều câu hỏi để có thể có quyết định chính xác nhất.

Nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Một số dạng viêm khớp có nguyên nhân rõ ràng, số khác vẫn chưa rõ nguyên nhân.

    V

    ài dạng viêm khớp xuất hiện đột ngột, vài dạng khác lại xuất hiện từ từ. Bất kì khớp nào cũng có thể bị tổn thương, bao gồm khớp gối, hông, cổ, vai và ngón tay.
  • 18-09-2018

    Da nổi bóng nước là một rối loạn tự miễn hiếm gặp. Bệnh này gây ra các nốt mụn nước xuất hiện trên da hoặc trong miệng. Những bóng nước lớn dần, vỡ ra và tạo sẹo.

  • 18-09-2018

    Đau dây thần kinh chẩm là một nguyên nhân gây đau đầu thường gặp. Đau liên quan đến các dây thần kinh chẩm – là hai đôi dây thần kinh xuất phát từ đốt sống cổ thứ hai và thứ ba (C2,C3). Cơn đau điển hình thường bắt đầu tại nền sọ ngay vùng gáy và có

  • 28-05-2018
    Bạn sẽ có thể tự tìm ra nguyên nhân khiến mắt mình bị chảy nước. Nếu mắt bạn cảm thấy khô, gai và không thoải mái trước khi bị chảy nước, thì rất có thể bạn bị hội chứng khô mắt. Nếu mắt bạn ngứa và sưng lên, thì rất có thể đó
  • 28-05-2018
    Viêm tủy xương là bệnh nhiễm khuẩn xương, tủy xương và mô mềm xung quanh xương. Vi khuẩn xâm nhập vào xương từ máu trong cơ thể sau khi xương bị gãy, nhọt, vết cắt trên da, nhiễm trùng tai giữa, viêm phổi hoặc các bệnh nhiễm trùng khác. Viêm tủy xương
  • 28-05-2018
    Xơ gan là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng khi nhu mô gan bình thường bị thay thế bằng mô sẹo (xơ hóa). Xơ gan có xu hướng tiến triển chậm và thường không biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, cùng với việc chức năng gan dần dần trở nên