Mạch vành

Động mạch vành là động mạch nào, có chức năng gì? Tim là một bộ phận có chức năng bơm máu đến nuôi các cơ quan trong cơ thể. Làm việc liên tục, suốt ngày đêm như vậy nên tim cần một lượng lớn năng lượng. Động mạch vành là tên gọi của các động mạch dẫn

Động mạch vành là động mạch nào, có chức năng gì?

Tim là một bộ phận có chức năng bơm máu đến nuôi các cơ quan trong cơ thể. Làm việc liên tục, suốt ngày đêm như vậy nên tim cần một lượng lớn năng lượng. Động mạch vành là tên gọi của các động mạch dẫn máu (chất dinh dưỡng, năng lượng) đến nuôi tim để cho tim có thể hoàn thành chức năng của nó.

Bệnh động mạch vành là bệnh như thế nào?

Danh từ bệnh động mạch vành dùng để chỉ tình trạng bệnh lý làm cho lòng động mạch vành bị hẹp lại (hoặc tắc nghẽn), tình trạng hẹp hay tắc nghẽn lòng động mạch vành là xơ vữa động mạch.

Khi lòng động mạch vành bị hẹp đến một mức độ nào đó thì dòng máu đến nuôi tim sẽ không đủ và dẫn đến tình trạng thiếu máu cơ tim.

Một số danh từ khác cũng được dùng để chỉ bệnh động mạch vành: như suy động mạch vành, thiếu máu cơ tim, thiểu năng vành, bệnh tim thiếu máu cục bộ…

Triệu chứng, biểu hiện bệnh mạch vành

Triệu chứng, biểu hiện bệnh mạch vành

Khi nào thì nghĩ đến việc tìm kiếm suy mạch vành mạn?

Đau ngực:

Điển hình: Đau ngực với các tính chất co thắt hoặc cảm giác nặng như bị đè. Đau tăng khi cử động, khi gắng sức (làm người bệnh sợ không dám cử động). Vị trí đau sau xương ức, lan lên hàm, vai, tay. Đau ngực có thể bắt đầu từ từ và kéo dài khoảng vài phút.

Không điển hình: Đau có cảm giác chặn, tức ngực (làm bệnh nhân chậm hoặc ngưng bước). Vị trí không điển hình ở hàm hoặc ở tay, có vẻ như đau không tăng khi gắng sức và không giảm với nằm nghỉ khi gắng sức và không giảm với nằm nghỉ.

Khó thở:

Trong nhiều trường hợp, khó thở chỉ xuất hiện đơn độc và là triệu chứng chủ yếu (được xem như tương đương đau ngực).

Những trường hợp không có triệu chứng lâm sàng.

Những trường hợp bệnh mạch vành đang được điều trị: đó là những người mà chúng ta đang muốn kiểm tra hậu quả của việc điều trị (như làm cầu nối, nong rộng mạch vành). Thường làm phim mạch vành đồ.

Những trường hợp có bệnh động mạch (động mạch chậu hay động mạch não). Đây là những người có nguy cơ tử vong rất cao do thiểu năng vành. Vì vậy, luật bắt buộc trên những người này trước khi tiến hành phẫu thuật phải tiến hành xác định có suy mạch vành ? (để tránh tai biến phẫu thuật).

Khi nào nghĩ đến co thắt mạch vành / thiếu máu cơ tim mạn

Khi có đau ngực điển hình mà không có gắng sức (khi ngủ) hoặc khi thở nhanh.

Điển hình là xuất hiện ban đêm lúc 4 giờ sáng.

Thỉnh thoảng lo âu, hồi hộp vào cuối cơn.

Dùng Trinitrine giảm đau ngay.

Trên ECG: ST chênh lên ở những chuyển đạo tương ứng với 1 vùng tưới máu.

Mạch vành đồ: dùng Methergin thấy dấu hiệu co thắt.

Bệnh cảnh này nếu xuất hiện:

Làm cách nào để chẩn đoán co thắt mạch vành / thiếu máu cơ tim mạn?

Xác nhận có thiếu máu cơ tim:

EKG (chỉ giá trị trong cơn) ST chênh lên và quan trọng là sẽ biến mất khi cơn qua đi.

EKG gắng sức ít có giá trị làm xuất hiện dấu hiệu bất thường (nếu không có nền xơ mỡ động mạch).

Holter 24 giờ: rất hiệu quả vì bắt gặp lúc lên cơn rõ ràng.

Xác nhận có co thắt mạch vành:

Khi dùng nhóm ức chế calci: dấu hiệu đau ngực mất hoàn toàn.

Mạch vành đồ với Methergin (R): xuất hiện dấu hiệu co thắt.

Phải làm những xét nghiệm cận lâm sàng gì ?

Mạch vành đồ.

Theo TS.BS. Trương Quang Bình

Triệu chứng bệnh mạch vành và một cách sơ cứu

Triệu chứng bệnh mạch vành và một cách sơ cứu

Triệu chứng bệnh mạch vành được ví von là 'sát thủ' đáng gờm của nhân loại. Đây là bệnh lý chỉ tình trạng lòng mạch bị hẹp lại do các mảng xơ vữa hoặc do co thắt mạch.

Triệu chứng bệnh mạch vành

Triệu chứng bệnh mạch vành: Đau thắt ngực, cảm giác như bó chặt hoặc đè nặng

Đau thắt ngực là biểu hiện thường gặp và điển hình nhất của người mắc căn bệnh này. Tình trạng này xảy ra là do sự tích tụ các mảng xơ vữa bên trong thành động mạch khiến động mạch vành bị hẹp, ngăn cản máu dẫn đến tim. Khi vận động với cường độ cao, nhu cầu oxy của cơ thể tăng, tim phải hoạt động nhiều hơn. Khi đó, động mạch không kịp vận chuyển máu đến cho tim.

Tính chất đau: cảm giác như bó chặt hoặc đè nặng, hoặc ngược lại như nhói châm, ran, có khi là cảm giác nóng rát. Bệnh nhân hay mô tả là nóng hoặc hỏa bốc từ chính giữa ngực lên nghẹn ở cổ, hoặc bóp nghẹt lấy cổ gây cảm giác khó thở hoặc ngộp thở.

Đôi khi bệnh nhân chỉ thấy hồi hộp, hẫng, hụt hơi và mệt ở ngực mà thôi, kèm theo đó có thể là chóng mặt, hoảng hốt, đau nhẹ ở tim (đau ngực, đau nhói ở ngực...).

Triệu chứng bệnh mạch vành còn biểu hiện bằng những cơn đau lan tỏa: lan xuyên lồng ngực, ra phía sau, lên phía hai vai, có khi dọc từ cánh tay xuống cẳng tay...

Sơ cứu khi lên cơn đau thắt ngực

Nếu cơn đau nặng quá thì phải chuyển ngay người bệnh đến cơ sở y tế

Suy mạch vành xảy ra khi cơ tim không được cung cấp đủ máu. Nguyên nhân gây bệnh phần lớn là xơ vữa động mạch, làm hẹp dần lòng động mạch. Biểu hiện lâm sàng được chia thành nhiều dạng khác nhau như cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim và chết đột ngột.

Trong trường hợp xuất hiện cơn đau thắt ngực, người nhà bệnh nhân cần bình tĩnh. Việc làm đầu tiên là cho bệnh nhân nằm yên tại chỗ ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, tránh di chuyển hoặc có tác động mạnh. Sau đó, nhanh chóng cho người bệnh ngậm nitroglyxerin 0,5mg hoặc uống nitromit 2,6mg.

Lưu ý, nếu phải sử dụng thuốc thì người bệnh phải chắc chắn là không bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Trường hợp nếu cơn đau nặng quá thì phải chuyển ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để kịp theo dõi và điều trị.

Trên đây là một số thông tin về triệu chứng bệnh mạch vành và cách sơ cứu. Hy vọng giúp ích cho bạn nhằm phát hiện sớm dấu hiệu bị bệnh, có cách điều trị kịp thời.

Thúy Bình

(Nội dung do Chuyên gia Bộ Y tế kiểm duyệt)

Điều trị bệnh mạch vành

Điều trị bệnh mạch vành

Hiện tại có 3 phương pháp điều trị bệnh động mạch vành chính.

Điều trị nội khoa (dùng thuốc):

1. Điều trị các yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành để bệnh không tiến triển nặng thêm: điều trị tăng huyết áp, điều trị rối loạn lipid máu, điều trị đái tháo đường, bỏ hút thuốc lá, giảm cân nặng đạt cân nặng lý tưởng, thay đổi lối sống…

2. Điều trị phòng ngừa nhồi máu cơ tim cấp: dùng các loại thuốc kháng kết dính tiểu cầu để phòng ngừa đông máu gây tắc mạch vành: aspirine, clopidogrel…

3. Điều trị chống cơn đau thắt ngực bằng các loại thuốc dãn mạch.

Điều trị can thiệp động mạch vành (nong rộng lòng động mạch, đặt khung giá đỡ trong lòng động mạch vành)

1. Dùng cho các trường hợp đau ngực do thiếu máu cơ tim mà ít hoặc không đáp ứng với thuốc điều trị nội khoa.

2. Dùng cho các trường hợp bị đau thắt ngực không ổn định hoặc nhồi máu cơ tim cấp.

Điều trị phẫu thuật bắc cầu động mạch vành

1. Dùng cho các trường hợp động mạch vành bị tổn thương nhiều chỗ, tổn thương kéo dài, các trường hợp mà can thiệp động mạch vành không thể can thiệp được.

2. Đây là một cuộc mổ lớn, dùng các mạch máu khác của ngay chính bản thân bệnh nhân để làm cầu nối qua chỗ động mạch vành bị hẹp.

Cách phòng ngừa bệnh mạch vành

Cách phòng ngừa bệnh mạch vành

Biện pháp phòng ngừa bệnh mạch vành

Không hút thuốc lá, dùng thực phẩm có lợi cho tim... giúp phòng ngừa bệnh động mạch vành

- Không hút thuốc lá. Nguy cơ hút thuốc lại lớn hơn khi có nhiều yếu tố phối hợp. Việc dự phòng cần chú ý đặc biệt nếu là nam giới.

Cần có chế độ điều trị theo dõi chặt chẽ những trường hợp mắc bệnh dù chỉ mới ở giai đoạn đầu tiên hoặc chỉ tăng huyết áp giới hạn.

Cần chú ý khi cholesterol máu tăng trên 220 mg%, khám xét và điều trị đặc biệt khi tăng trên 260mg%.

Tăng cường luyện tập và hoạt động thể lực nhiều hơn. Việc giảm thể trọng bao hàm việc giảm rõ các yếu tố nguy cơ.

Đái tháo đường: Điều trị liên tục có theo dõi chặt chẽ với một trung tâm chuyên khoa là sự chọn lựa thích hợp cho bệnh nhân.

Đối với phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ, cần giảm thiểu tối đa việc sử dụng thuốc tránh thai.

Cách phòng ngừa bệnh mạch vành bằng lối sống lành mạnh

Luyện tập những bài tập với cường độ vừa phải, khoảng 30 phút/ngày

Không nên hút thuốc và tránh hít thở khói thuốc thụ động.

Thường xuyên luyện tập những bài tập với cường độ vừa phải, khoảng 30 phút/ngày, như đi nhanh. Việc này sẽ hữu ích hơn cho bạn nếu được thực hiện vào tất cả các ngày trong tuần.

Ăn những thực phẩm có lợi cho tim, hạn chế các loại thực phẩm có độ béo và lượng cholesterol cao.

Duy trì chỉ số trọng lượng cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 24,9 và số đo vòng eo dưới 88cm.

Trong trường hợp bạn đã có những triệu chứng của bệnh động mạch vành, cần tránh lo lắng và muộn phiền.

Cách phòng ngừa bệnh mạch vành bằng chế độ ăn uống

Giảm ngay việc ăn mặn nếu bạn đang bị huyết áp cao

Những loại thực phẩm, món ăn dưới đây sẽ giúp bạn có cách phòng ngừa bệnh mạch vành hiệu quả, bảo vệ trái tim khỏe mạnh.

(1) Đậu nành:

Đậu nành có chứa có tỉ lệ protein 40%, lipid 20%. Ngoài ra, trong đậu nành có rất nhiều muối khoáng và các vitamin B1, B2, E, chất xơ và chất isoflavone, tác dụng như một chất chống oxy hóa, ngăn chặn không để các các gốc tự do tấn công cholesterol xấu (LDL) và làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch.

(2) Gạo và ngũ cốc nguyên hạt:

Ăn gạo và ngũ cốc tốt nhất nên dùng loại nguyên hạt, không bị xay xát quá kỹ, hoặc dùng gạo lứt còn nguyên mầm và lớp cám bao quanh.

(3) Rau, củ, trái cây:

Ăn nhiều rau, trái, đậu, hạt. Ít nhất phải được 300g rau trái mỗi ngày.

Rau củ, trái cây, đậu hạt các loại sẽ cung cấp những vi chất thực vật, hóa chất thực vật… rất có ích cho sức khỏe.

Nên lựa chọn các loại rau và trái cây có màu sắc rực rỡ: đỏ (như: ớt chuông, cà chua, nho đỏ, dâu tây, táo, anh đào…), vàng (chuối, đu đủ, gấc…), tím (nho tím, mâm xôi, cà tím…). Những loại thực phẩm này chứa nhiều flavonoids, có tác dụng chống oxy hóa.

(4) Tăng cường ăn dưa tươi và không nên dùng rau dưa muối.

(5) Trà xanh:

Các nhà nghiên cứu cho rằng chất chống oxy hóa trong trà xanh rất có hiệu quả trong việc bảo vệ tế bào chống lại các tổn thương, rất có lợi cho việc phòng chống các bệnh tim mạch, ung thư.

(6) Hàu, sò, ốc, hến:

Những hải sản có hàm lượng kẽm, protein, omega-3 cao và ít cholesterol.

(7) Không nên uống rượu.

(8) Tránh ăn những loại thực phẩm làm tăng huyết áp, giảm ngay việc ăn mặn nếu bạn đang bị huyết áp cao.

Trên đây là những cách phòng ngừa bệnh mạch vành hiệu quả, nếu biết cách áp dụng một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, bạn sẽ đẩy lùi được nguy cơ mắc bệnh.

Trường Giang

(Nội dung do Chuyên gia Bộ Y tế kiểm duyệt)

Phòng ngừa bệnh mạch vành

Phòng ngừa bệnh mạch vành

Phòng ngừa bệnh động mạch vành cần có lối sống lành mạnh

Tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh động mạch vành tăng từ 2-3 lần sau thời kỳ mãn kinh. Ở Mỹ, bệnh động mạch vành là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho giới nữ, tuy nhiên nhiều người vẫn thường đánh giá thấp mối đe dọa của bệnh này.

Sự gia tăng này hoàn toàn không giải thích được nguyên nhân, nhưng lượng cholesterol, cao huyết áp và lượng chất béo xung quanh vùng bụng nhiều – trong giai đoạn này – được đánh giá là những nguy cơ làm phát sinh bệnh nghẽn động mạch vành ở phụ nữ.

Các nghiên cứu y học về bệnh tim trước đây thường tập trung vào đàn ông. Nhưng giờ đây, các nhà khoa học nhận ra rằng có sự khác biệt rõ nét về bệnh động mạch vành giữa đàn ông và phụ nữ. Chẳng hạn, những người đàn ông bị nhồi máu cơ tim thường có những biểu hiện đặc thù như: cơn đau thắt ngực, khởi đầu từ ngực và lan ra vai, cổ, cánh tay.

Ở phụ nữ cũng có những triệu chứng tương tự, nhưng còn thêm những dấu hiệu phụ khác như: khó thở, ợ nóng, nôn mửa, đau hàm, đau lưng và cảm giác mệt mỏi. Chứng nhồi máu cơ tim ở phụ nữ thường xảy ra khi họ lo lắng hoặc bị căng thẳng thần kinh, ngay cả lúc ngủ. Trong khi ở đàn ông, nhồi máu cơ tim thường xảy ra khi luyện tập thể dục hay trong lúc đang làm việc.

Do phụ nữ không thường xuyên có những biểu hiện nhồi máu cơ tim đặc thù, nên thường chậm trễ trong việc điều trị và đối diện với nguy cơ tử vong nhiều hơn đàn ông.

Để giúp người dân nhận thức được mối hiểm họa trên, Hiệp hội Tim mạch Mỹ đã có những hướng dẫn đặc biệt giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh động mạch vành ở phụ nữ.

Những hướng dẫn này đề cập đến sự thay đổi lối sống, sử dụng thuốc và điều trị hormon ở phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh. Dưới đây là những thay đổi cần thiết về lối sống giúp ngăn ngừa bệnh động mạch vành.

Không nên hút thuốc và tránh hít thở khói thuốc thụ động.

Thường xuyên luyện tập những bài tập với cường độ vừa phải, khoảng 30 phút/ngày, như đi nhanh. Việc này sẽ hữu ích hơn cho bạn nếu được thực hiện vào tất cả các ngày trong tuần.

Ăn những thực phẩm có lợi cho tim, hạn chế các loại thực phẩm có độ béo và lượng cholesterol cao.

Duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 24,9 và số đo vòng eo dưới 88 cm.

Trong trường hợp bạn đã có những triệu chứng của bệnh động mạch vành, cần tránh lo lắng và muộn phiền.

Không nên uống rượu.

Tránh những loại thực phẩm làm tăng huyết áp, giảm ngay việc ăn mặn nếu bạn đang bị chứng huyết áp cao.

Phân loại và đo trị số cholesterol của bạn

Phân loại và đo trị số cholesterol của bạn

Mỡ máu cao là bệnh phổ biến của thời hiện đại. Căn bệnh không gây tử vong ngay, song những biến chứng từ bệnh gây ra khá nguy hiểm. Người bị mỡ máu cao thường có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim…

Việc tăng cholesterol trong máu để lại hậu quả nghiêm trọng, nhanh chóng dẫn tới các bệnh tim mạch nhưng đa số, quá trình này diễn ra từ từ, thầm lặng. Do đó, bạn khó có thể biết được để phòng tránh các bệnh tim mạch. Xét nghiệm máu để tìm ra loại cholesterol cũng như trị số đường huyết sẽ giúp bạn phòng tránh hoặc điều trị sớm bệnh tật.

1. Cholesterol toàn phần

Nếu trị số < 200 mg/dL (<5,1 mmol/L) thì đây là nồng độ lý tưởng và nguy cơ bệnh mạch vành của bạn là thấp.

Nếu trị số này ở mức 200-239 mg/dL (5,1 – 6,2 mmol/L) thì bạn cần lưu ý. Đây là mức ranh giới và bạn có nguy cơ mỡ máu cao.

Khi trị số ≥ 240 mg/dL (≥6,2 mmol/L), không còn nghi ngờ gì nữa, bạn đã bị tăng cholesterol máu. Bạn có nguy cơ bị bệnh mạch vành cao gấp 2 lần người bình thường.

2. HDL Cholesterol (Cholesterol ‘tốt’)

Nếu trị số < 40 mg/dL (<1,0 mmol/L) ở nam giới và < 50 mg/dL (<1,3 mmol/L) ở nữ giới thì HDL cholesterol của bạn thấp. Đây là một trong các nguy cơ chính của bệnh tim mạch.

Nếu trị số > 60 mg/dL (>1,5 mmol/L) thì HDL cholesterol tăng, điều này rất tốt và mang tính bảo vệ cơ thể bạn trước các nguy cơ tim mạch.

3. LDL Cholesterol (Cholesterol ‘xấu’)

Khi trị số < 100 mg/dL (< 2,6 mmol/L), LDL cholesterol của bạn rất tốt. Đây được coi là nồng độ lý tưởng. Nguy cơ mắc bệnh tim mạch của bạn rất thấp.

Nếu trị số nằm trong khoảng 100-129 mg/dL (2,6-3,3 mmol/L) thì hãy cố gắng duy trì theo trị số LDL cholesterol này. Đây là trị số cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim mạch của bạn đang ở mức thấp.

Ảnh minh họa: Internet

Khi trị số từ 130-159 mg/dL (3,3-4,1 mmol/L) thì LDL cholesterol của bạn tăng giới hạn. Bạn cần đặc biệt lưu ý, vì đây là dấu hiệu mắc bệnh tim mạch.

Nếu trị số nằm ở mức 160-189 mg/dL (4,1-4,9 mmol/L) , LDL cholesterol của bạn tăng, khả năng mắc bệnh tim mạch của bạn ở mức cao hơn.

Khi trị số ≥ 190 mg/dL (≥4,9 mmol/L), LDL cholesterol của bạn rất tăng, nguy cơ mắc bệnh tim mạch của bạn đang ở mức rất cao.

Triglyceride

Trị số triglyceride của bạn ở mức bình thường, nguy cơ mắc bệnh tim mạch của bạn thấp nếu trị số < 150 mg/dL (< 1,7 mmol/L).

Trị số triglyceride của bạn ở mức tăng giới hạn, bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch khi trị số nằm ở mức 150 - 199 mg/dL (1,7-2,2 mmol/L).

Trị số này ở mức tăng và bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, nếu bạn có trị số đường huyết từ 200-499mg/dL (2,2-5,6 mmol/L).

Trị số triglyceride của bạn ở mức rất tăng, bạn có nguy cơ rất cao mắc bệnh tim mạch, nếu trị số này ≥ 500 mg/dL(≥ 5,6 mmol/L).

BS. Nguyễn Thị Vân

Chuyên khoa nội - Bộ Y Tế

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 17-10-2018

    Trước kia người ta quan niệm mưng mủ ở thận và tổ chức quanh thận là do tụ cầu (staphylocoques) gây nên, nhưng ngày nay quan niệm này đã thay đổi rất nhiều vì khi làm xét nghiệm và nuôi cấy vi khuẩn gram (-) cũng gây nên mủ ở nhu mô thận và tổ chức quanh

  • 28-05-2018
    Cúm, hay còn gọi là cảm cúm, là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do các virus cúm gây ra. Bệnh bắt đầu đột ngột và thường kéo dài 7 đến 10 ngày. Hầu hết mọi người bình phục hoàn toàn. Tuy nhiên đối với người già, trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch yếu, cúm
  • 28-05-2018
    Thiếu máu thiếu vitamin xảy ra khi cơ thể bị thiếu một số loại vitamin quan trọng cần thiết cho việc sản sinh hồng cầu khỏe mạnh. Lượng hồng cầu không đủ sẽ khiến cho các tổ chức của cơ thể không nhận được đủ lượng ôxy cần thiết để hoạt động.
  • 28-05-2018
    Xương cánh tay không phải chịu lực tỳ nén do đó, khi bị gãy thường có di lệch giãn cách do trọng lượng chi. Gãy xương cánh tay thường có triệu chứng tại chỗ, chi biến dạng tùy vào vị trí gãy, cánh tay sưng nề, bầm tím muộn sau 24 giờ, có điểm đau chói
  • 28-05-2018
    Nhiều đứa trẻ thường đùa chơi bằng cách xoay vòng vòng để có cảm giác chóng mặt. Kiểu chóng mặt này thường chỉ kéo dài một lúc rồi biến mất. Trong khi đó, chóng mặt tự phát hoặc chóng mặt do chấn thương lại thường kéo dài vài giờ đến vài ngày trước khi
  • 28-05-2018
    Nguyên nhân chính của loét giác mạc là do nhiễm trùng. Viêm giác mạc do Acanthamoeba: Loại nhiễm trùng này thường gặp ở những người hay đeo kính áp tròng. Viêm giác mạc do virus herpes: là tình trạng nhiễm virus thường gây ra các đợt