Loạn khuẩn đường ruột

Loạn khuẩn đường ruột là trường hợp mất cân bằng giữa các vi khuẩn có ích và có hại trong ruột. Hệ vi khuẩn đường ruột của trẻ nhỏ có những đặc tính chưa hoàn thiện như của người lớn, thường có nguy cơ rối loạn (loạn khuẩn đường ruột) và mức độ nguy

Loạn khuẩn đường ruột là vấn đề thường gặp ở trẻ với triệu chứng tiêu phân lỏng, đầy bụng... Khi dùng thuốc trị tiêu chảy, bé có thể đỡ nhưng bệnh dễ tái phát.


Loạn khuẩn đường ruột là gì?

loạn khuẩn đường ruột ở trẻ

Loạn khuẩn đường ruột là trường hợp mất cân bằng giữa các vi khuẩn có lợi và có hại trong ruột. Hệ vi khuẩn đường ruột của trẻ nhỏ có những đặc tính chưa hoàn thiện nên thường có nguy cơ rối loạn và mức độ nguy hiểm cũng cao hơn so với người lớn.

Triệu chứng của loạn khuẩn đường ruột

  • Rối loạn tiêu hóa kéo dài dẫn đến tình trạng rối loạn dinh dưỡng nghiêm trọng.
  • Tiêu chảy kéo dài, phân lỏng, có bọt.
  • Xuất hiện hội chứng kiết lỵ do tụ cầu khuẩn.
  • Trẻ thường xuyên chán ăn, đau bụng, nôn ói kèm tiêu chảy.

Nguyên nhân loạn khuẩn đường ruột

Thông thường sau khi sinh, từ 10 đến 20 giờ, dạ dày và ruột của trẻ hầu như không có vi khuẩn. Nhưng sau khi tiếp xúc với môi trường, kết hợp việc được cho ăn uống nên các vi khuẩn xâm nhập qua đường miệng, đường hô hấp, trực tràng và hình thành một hệ vi khuẩn trong đường tiêu hoá. Các vi khuẩn này được chia làm 2 loại đó là loại vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại.
Bình thường các loại vi khuẩn này luôn ở thế cân bằng. Trẻ sẽ có đường ruột khoẻ mạnh. Tiêu hoá hấp thụ tốt. Nhưng vì một lý do nào đó như trẻ bị suy dinh dưỡng, ăn uống không hợp lý, dùng thuốc kéo dài hoặc dùng kháng sinh, khi thay đổi thời tiết… có thể gây nên rối loạn hệ vi khuẩn gọi là loạn khuẩn đường ruột.
Khi dùng kháng sinh để điều trị các bệnh viêm họng, viêm amidan, viêm phổi… thì kháng sinh lại tiêu diệt luôn cả những vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa gây ra tình trạng loạn khuẩn đường ruột.

Điều trị loạn khuẩn đường ruột

Các chế phẩm vi sinh

Để điều trị loạn khuẩn đường ruột, có thể dùng các chế phẩm vi sinh như Antibio, Lactomin Plus, Biolactin (liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ) trong một vài tuần, bệnh sẽ ổn định. Điều quan trọng là khi trẻ bị loạn khuẩn đường ruột làm rối loạn tiêu hoá, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá và hấp thu thức ăn, vì thế ngoài cho uống chế phẩm vi sinh thì cần cho trẻ có một chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Tác dụng của sữa chua đậu nành

Do dễ hấp thu và giữ được sự cân bằng vi khuẩn, sữa chua đậu nành có thể giúp bệnh nhân khỏi bệnh và hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
Trẻ em 13-20 tháng tuổi dùng 150 ml. Các bữa ăn khác của trẻ vẫn được duy trì bình thường.
Có thể chế biến sữa chua này từ hạt đậu tương hoặc bột đậu tương sống.
Làm từ hạt đậu tương: Đậu hạt 100-150 g, đường 50-70 g, men Lactobacillus 20 g, nước 1 lít. Chọn những hạt đâu tương chắc và tốt, ngâm nước ấm 20-30oC trong 6-8 giờ, đãi sạch vỏ rồi xay nhuyễn. Sau đó lọc bỏ bã qua vải phin mỏng, cho đường vào. Đun sôi sữa, để nguội 30-40oC rồi cho men (đã đánh nhuyễn) vào. Đổ sữa vào cốc sạch, cho vào tủ ấm ở nhiệt độ 40-50oC trong 2 giờ. Khi mặt sữa đông mịn, đều là được.
Làm từ bột đậu tương sống: Bột đậu tương sống từ 60 - 65g, đường từ 50 - 70g, men Lactobacillus 20g, nước 1 lít.Hòa tan bột đậu tương trong nước ấm 30-35oC rồi lọc qua phin mỏng. Các bước tiếp theo được thực hiện giống như cách trên.
Sản phẩm đạt yêu cầu có màu trắng, đông mịn, đông đều từ đáy cốc lên mặt sữa, vị hơi chua, béo ngậy. Có thể bảo quản sữa trong tủ lạnh 1-2 ngày.

Chế độ chăm sóc bệnh loạn khuẩn đường ruột

  • Tránh ăn nhiều đồ ngọt
  • Ăn uống đủ chất
  • Bổ sung men vi sinh
  • Chế độ ăn phù hợp: Thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu như cháo, súp nấu loãng. Không nên cho bé ăn các thức ăn tanh, lạnh và nhiều chất như cua, cá hay lòng đỏ trứng gà...Do lúc này hệ tiêu hóa của bé rất yếu
  • Vệ sinh sạch sẽ: Tập thói quen rửa tay cho bé.

Phòng ngừa loạn khuẩn đường ruột

Đảm bảo cho trẻ có một chế độ ăn hợp lý, khoa học và hợp vệ sinh.
Nếu có biểu hiện của loạn khuẩn ban đầu, nên cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm chế biến từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành, sữa chua…
Khi phát hiện bé có những triệu chứng rối loạn tiêu hóa, tránh tự ý dùng kháng sinh, vì kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà các vi khuẩn có lợi cũng bị tiêu diệt, khiến bệnh càng nặng thêm.
Lưu ý: Thận trọng khi dùng thuốc kháng sinh đường ruột cho trẻ, không nên dùng các loại kháng sinh này quá 5-7 ngày và cần theo chỉ định của bác sĩ nếu bắt buộc phải sử dụng đến những loại kháng sinh này.
phòng ngừa loạn khuẩn đường ruột

Bài thuốc dân gian chữa loạn khuẩn đường ruột

Bài thuốc dân gian chữa loạn khuẩn đường ruột

Để khắc phục tình trạng loạn khuẩn đường ruột, có thể sử dụng một số vị thuốc nam dưới đây:
Tỏi: Hàng ngày, trước bữa tối, ăn 2-3 lát tỏi, cùng với một cốc sữa chua. Hoặc: Tỏi 200g, giã nát, ngâm trong 1000ml rượu trắng, nút kín; mùa nóng chỉ cần ngâm 2 tuần là được, mùa lạnh lâu hơn.
Hàng ngày dùng 3 lần, mỗi lần 15-20 giọt. Có tác dụng chữa chướng bụng, đầy hơi và thức ăn tích trệ, do loạn khuẩn.
Mầm thóc: Thóc đãi sạch, ngâm nước cho ẩm, sau đó ủ kín, thỉnh thoảng tưới nước để giữ ẩm đều. Sau vài ngày hạt thóc nảy mầm, khi mầm bắt đầu xanh thì lấy ra, phơi khô, tán nhỏ, đãi hết trấu, để dùng dần.
Ngày dùng 10-15g, chia thành 2-3 lần, hòa với nước đun sôi uống. Mầm thóc có chứa các loại men, có tác dụng thúc đẩy sự tiêu hóa nhiều loại thức ăn, đặc biệt là những loại có nhiều tinh bột. Có tác dụng bồi bổ, chữa ăn uống khó tiêu, chán ăn.
Bão hòa ẩm: Sơn tra 10 g, thần khúc 12 g, lai phục tử 10 g, trần bì 10 g, bán hạ 10 g, phục linh 10 g, liên kiều 10 g, sắc nước uống trong ngày. Có tác dụng rất tốt đối với những trường hợp thức ăn tích trệ, tiêu chảy, bụng chướng đau, hơi ợ ra như mùi trứng ung, đầu vã mồ hôi...
Nếu áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng của trẻ vẫn chưa được cải thiện, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ tiêu hóa để được chẩn đoán và điều trị chính xác hơn đối với tình trạng cá nhân của trẻ!

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Đây là ung thư phổ biến đứng hàng thứ 6 trên thế giới. Thường gặp ở vị trí thứ 4 trong các ung thư ở nam, và thứ 8 trong các ung thư nữ. Tỉ lệ thay đổi nhiều từ vùng địa lý này sang vùng địa lý khác. Ơ một số nước đang phát triển, ung thư xoang miệng
  • 28-05-2018
    Vẩy nến là bệnh da mãn tính thường xuất hiện và sau đó tự hết. Những tế bào da tái tạo quá nhanh, tích tụ và tạo thành những vảy óng ánh như bạc trên bề mặt da. Bệnh có thể nhẹ, nhưng cũng có thể diễn tiến nghiêm trọng.
  • 28-05-2018
    U tinh hoàn là một khối u bất thường hình thành bên trong tinh hoàn của bạn. Tinh hoàn là hai cơ quan sinh sản của nam giới, có hình như hai quả trứng, nằm ở phía dưới dương vật, nằm trong bìu. Chức năng chính của tinh hoàn là sản xuất ra tinh trùng và hormone testosteron.
  • 28-05-2018
    Tiêu chảy cấp do virus Rota, hay còn gọi là nhiễm trùng ruột do virus Rota, là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Virus Rota – một chủng virus dạng vòng – là “thủ phạm” của hầu hết tình trạng nhiễm trùng đường ruột ở trẻ
  • 28-05-2018
    Loét dạ dày tá tràng, hay còn gọi là viêm loét dạ dày, là tổn thương gây loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non). Những tổn thương này xảy ra khi màng lót của dạ dày, tá tràng bị thủng và mô bên dưới bị lộ ra. Vết loét ở dạ dày