Hội chứng mệt mỏi kinh niên

Hội chứng mệt mỏi kinh niên (CFS), hay còn gọi là suy nhược mạn tính, là tình trạng suy nhược, đau cơ, khó tập trung và mệt mỏi kéo dài ít nhất 6 tháng, gây ảnh hưởng xấu tới các sinh hoạt hàng ngày. Hội chứng mệt mỏi kinh niên có thể xảy ra đột ngột

Định nghĩa

Bệnh Hội chứng mệt mỏi kinh niên
Ảnh minh họa

Hội chứng mệt mỏi kinh niên (CFS), hay còn gọi là suy nhược mạn tính, là tình trạng suy nhược, đau cơ, khó tập trung và mệt mỏi kéo dài ít nhất 6 tháng, gây ảnh hưởng xấu tới các sinh hoạt hàng ngày. Hội chứng mệt mỏi kinh niên có thể xảy ra đột ngột và kéo dài nhiều tuần, nhiều tháng, thâm chí là nhiều năm. Với người bệnh có lối sống tốt và lành mạnh có thể cải thiện hoặc khỏi bệnh sau 2 đến 3 năm.
Những người thường mắc phải hội chứng mệt mỏi kinh niên chủ yếu là ở phụ nữ, tầm từ 25 đến 45 tuổi. Hội chứng mệt mỏi kinh niên hiếm gặp ở trẻ em. Nó vẫn có thể xảy ra ở thiếu niên, đặc biệt là nữ. Không giống như người lớn, trẻ có thể mắc hội chứng mệt mỏi kinh niên sau khi bị cúm hoặc một số bệnh tương tự.

Triệu chứng và dấu hiệu của hội chứng mệt mỏi kinh niên

Hội chứng mệt mỏi kinh niên thường có các triệu chứng phổ biến như:
  • Mệt mỏi rã rời suốt ngày;
  • Mất trí nhớ ngắn hạn, kém tập trung;
  • Nhức đầu trầm trọng;
  • Đau nhức cơ bắp;
  • Đau khớp xương;
  • Đau họng, nổi hạch ở cổ;
  • Ngủ không ngon giấc hoặc muốn ngủ nhiều hơn bình thường.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Mệt mỏi có thể là triệu chứng của một vài bệnh như là nhiễm trùng hoặc rối loạn tâm lý. Bạn nên gọi bác sĩ khi bạn quá mệt mỏi, khó tập trung, mệt mỏi kéo dài hoặc gặp các triệu chứng trên.

Nguyên nhân gây ra hội chứng mệt mỏi kinh niên

Hiện vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây hội chứng mệt mỏi kinh niên. Một vài trường hợp hệ miễn dịch có vấn đề (hệ thống phòng thủ của cơ thể trước các bệnh nhiễm trùng) hoặc stress có thể gây ra hội chứng này.

Nguy cơ mắc bệnh

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ của hội chứng mệt mỏi kinh niên bao gồm:
  • Độ tuổi: hội chứng mệt mỏi mãn tính phổ biến nhất ở độ tuổi 40-50 tuổi;
  • Giới tính: phụ nữ thường được chẩn đoán mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính nhiều hơn nam giới;
  • Căng thẳng: khó khăn trong giải tỏa căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng mệt mỏi mãn tính.

Điều trị hội chứng mệt mỏi kinh niên

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng mệt mỏi kinh niên (suy nhược mạn tính)?

Những phương pháp chăm sóc từ bác sĩ và gia đình rất quan trọng để điều trị hội chứng mệt mỏi kinh niên. Bác sĩ có thể chỉ định những loại thuốc kháng viêm để giúp cải thiện tình trạng đau cơ và thuốc chống trầm cảm. Bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh tập thể dục thường xuyên hơn và thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng và hợp lý hơn. Tư vấn và liệu pháp hành vi có thể giúp làm giảm các triệu chứng của hội chứng suy nhược mạn tính.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng mệt mỏi kinh niên (suy nhược mạn tính)?

Không có xét nghiệm cụ thể nào để chẩn đoán bệnh CFS. Bác sĩ chẩn đoán bệnh trên những triệu chứng của người bệnh đã xuất hiện trong ít nhất 6 tháng bao gồm: các vấn đề về trí nhớ hoặc tập trung, đau cổ họng, sưng hạch bạch huyết, đau cơ, đau đầu, đau khớp và ngủ không ngon giấc, mệt mỏi không rõ lí do, không khá hơn khi nghỉ ngơi, các triệu chứng kéo dài.

Chăm sóc tại nhà khi mắc hội chứng mệt mỏi kinh niên

Bạn có thể dễ dàng kiểm soát hội chứng mệt mỏi kinh niên nếu bạn:
  • Làm theo các hướng dẫn của bác sĩ và uống thuốc đều đặn;
  • Luôn giữ tinh thần thật tốt;
  • Bắt đầu chương trình tập thể dục dựa trên lời khuyên của bác sĩ;
  • Không tập thể dục quá sức;
  • Ăn chế độ ăn cân bằng, ít chất béo, nhiều chất xơ;
  • Không nản chí nếu việc điều trị không hiệu quả;
  • Gọi cho bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên xấu đi sau khi bắt đầu quá trình điều trị.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được có giải đáp tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Chứng u tuyến yên là sự xuất hiện của một khối u nằm trong tuyến yên, một bộ phận của não có nhiệm vụ điều hòa sự cân bằng các nội tiết tố (hormone) của cơ thể. Khối u này khiến tuyến yên tạo ra quá nhiều hoặc quá ít hormone gây ảnh hưởng đến các chức
  • 28-05-2018
    Dị ứng là bệnh thường gặp, xảy ra quanh năm, gặp ở mọi lứa tuổi.
  • 28-05-2018
    1. Định nghĩa Cong vẹo cột sống là trình trạng cong của cột sống sang phía bên của trục cơ thể và vẹo xoay của các thân đốt sống theo trục của mặt phẳng ngang. 2. Phân loại Cong vẹo cột sống có hai nhóm chính: Vẹo không cấu trúc và Vẹo cấu trúc. Vẹo
  • 28-05-2018
    Trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi khi ngủ. Xuất hiện rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn. Các biểu hiện ở xương: thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bướu đỉnh, bướu trán
  • 28-05-2018
    Echinococcus là một loại sán dây nhỏ hay còn được gọi là sán kim. Bệnh này phân bố ở nhiều nước thuộc châu Phi, Bắc và Nam Mỹ, Nam châu Úc, châu Âu và một số nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Philippine, Việt Nam... Vật chủ chính của sán kim là chó
  • 28-05-2018
    Sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và một số trường hợp có cả sỏi niệu đạo thường là do sỏi từ bên trên đi xuống. Bệnh hay xảy ra ở người lớn tuổi, ít xảy ra ở trẻ em và thường có tiền sử bệnh lâu dài qua nhiều năm. Ảnh minh họa Bệnh sỏi đường