Đau xương bàn chân

Đau xương bàn chân là thuật ngữ để chỉ sự đau và viêm (sưng) ở xương bàn chân. Bệnh thường gặp ở những người vận động nhiều mà không có dụng cụ hay thiết bị bảo hộ bàn chân. Đau xương bàn chân tuy phổ biến nhưng lại khá dễ hồi phục.

Định nghĩa Bệnh Đau xương bàn chân

Đau xương bàn chân là bệnh gì?

Đau xương bàn chân là thuật ngữ để chỉ sự đau và viêm (sưng) ở xương bàn chân. Bệnh thường gặp ở những người vận động nhiều mà không có dụng cụ hay thiết bị bảo hộ bàn chân. Đau xương bàn chân tuy phổ biến nhưng lại khá dễ hồi phục.

Những ai thường mắc đau xương bàn chân?

Đau xương bàn chân thường gặp ở những người sử dụng chân quá mức. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.;

Nguyên nhân Bệnh Đau xương bàn chân

Nguyên nhân gây ra đau xương bàn chân là gì?

Đau xương bàn chân thường là do tăng áp lực lên bàn chân, chẳng hạn như khi đi giày cao gót hoặc khi mô mỡ ở chân bị teo lại. Các nguyên nhân khác bao gồm luyện tập hoặc hoạt động quá mức, một số hình thể bàn chân bất thường như vòm cao, ngón chân hình búa và viêm bao hoạt dịch ngón chân. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như mang giày không vừa chân, gãy xương mỏi, u dây thần kinh Morton, thừa cân, viêm khớp, viêm xương vừng và viêm bao hoạt dịch.;

Nguy cơ mắc bệnh Bệnh Đau xương bàn chân

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc đau xương bàn chân?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ đau xương bàn chân, bao gồm:
  • Tham gia vào các môn thể thao cần luyện tập nhiều. Bệnh dễ xảy ra nếu bạn là vận động viên chạy bộ hay bạn tham gia vào các môn thể thao liên quan đến chạy nhảy như bóng đá, bóng bầu dục, quần vợt, bóng chày hoặc bóng rổ. Bơi lội và đạp xe thường không gây áp lực lên bàn chân của bạn nên hầu như không gây đau xương bàn chân.
  • Mang giày cao gót hoặc giày không vừa chân. Giày cao gót dồn nhiều trọng lượng lên phần trước của chân hơn, và giày quá chật sẽ đè ép lên ngón chân của bạn. Mang các giày thể thao không được đệm lót đúng cách hoặc không đúng môn thể thao – ví dụ mang giày tennis để chơi bóng rổ – cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Thừa cân.
  • Có bệnh lý về bàn chân khác. Những tình trạng này gây đau và viêm, làm thay đổi cách đi của bạn và thay đổi sự phân bố trọng lượng lên bàn chân.
  • Bị viêm khớp dạng thấp hay gút. Những tình trạng viêm khớp này làm chân bạn dễ bị đau xương bàn chân hơn.

Điều trị Bệnh Đau xương bàn chân

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị đau xương bàn chân?

Đau xương bàn chân có thể điều trị tại nhà. Bạn cần nghỉ ngơi, chườm đá, hoặc sử dụng băng ép và kê cao chân để giảm đau. Bạn cũng có thể sử dụng các thuốc giảm đau khác. Ngoài ra bạn phải mang giày vừa chân hoặc cần có các miếng đệm mềm bằng nhựa, cao su để lót giày. Nếu tất cả các phương pháp điều trị đều không hiệu quả thì phẫu thuật để chỉnh lại xương bàn chân có thể là lựa chọn cuối cùng.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán đau xương bàn chân?

Bác sĩ chẩn đoán đau xương bàn chân dựa trên các triệu chứng mà bạn gặp phải hoặc khám lâm sàng. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được chụp X-quang để kiểm tra chân. Phương pháp này nhằm xác định xem bạn bị gãy xương chân hay còn gặp những vấn đề gì khác.;

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt Bệnh Đau xương bàn chân

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của đau xương bàn chân?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến đau xương bàn chân:
  • Nghỉ ngơi, không vận động mạnh cho đến khi giảm đau hẳn.
  • Chườm đá lên vùng bị đau để giảm đau.
  • Thay đổi kiểu và loại giày bạn mang. Bạn có thể thêm miếng đệm hoặc miếng lót mềm vào để cải thiện triệu chứng đáng kể.
  • Ăn chế độ ăn lành mạnh để cung cấp chất dinh dưỡng cho mô.
  • Giữ cân nặng trong giới hạn lý tưởng.
  • Cần khởi động thật kỹ trước khi luyện tập. Các phương pháp này sẽ giúp tăng cường lưu lượng máu và tính linh hoạt của cơ.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 17-10-2018

    Nổi hạch, hay còn gọi là sưng hạch, là hiện tượng xuất hiện các khối u nhỏ bằng hạt đậu trên cơ thể. Các khối u này phát triển dọc theo các khớp cổ tay, bàn tay, mắt cá chân hoặc bàn chân. Các khối u này có hình bầu dục hoặc hình tròn và thường có chất

  • 28-05-2018
    Nhiễm giun sán là một bệnh nhiễm trùng bắt nguồn từ đường ruột di dời qua cơ bắp, não và mắt. Bệnh gây ra do ăn phải một loại sán dây lợn, tên là Taenia solium, có trong thực phẩm hay nước bị ô nhiễm, hoặc ăn trứng sán dây truyền từ thịt heo bị nhiễm
  • 28-05-2018
    Viêm kết mạc là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng sưng phù của kết mạc – là màng mỏng, trong suốt bao phủ ở mặt trong mi mắt và tròng trắng (còn gọi là củng mạc) của mắt. Thông thường tình trạng này còn được gọi là Đau mắt đỏ.
  • 28-05-2018
    Hội chứng mệt mỏi kinh niên (CFS), hay còn gọi là suy nhược mạn tính, là tình trạng suy nhược, đau cơ, khó tập trung và mệt mỏi kéo dài ít nhất 6 tháng, gây ảnh hưởng xấu tới các sinh hoạt hàng ngày. Hội chứng mệt mỏi kinh niên có thể xảy ra đột ngột
  • 28-05-2018
    Block tim hoàn toàn, hay còn gọi là block nhĩ thất hoàn toàn hoặc block nhĩ thất cấp 3, là một trong ba mức độ rối loạn xung điện ở tim. Đây là trường hợp nặng nhất khi xung điện hoàn toàn bị chặn ở nút nhĩ thất nên không có xung điện nào được truyền
  • 28-05-2018
    Viêm sung huyết hang vị dạ dày là tình trạng niêm mạc vùng hang vị dạ dày viêm, các mạch máu vùng viêm dãn nở do ứ máu nhiều. Bệnh không nguy hiểm nếu như phát hiện sớm nên có các biện pháp điều trị bệnh sớm, nhất là cháu nên tới bệnh viện có chuyên