Đau thắt lưng

Thuật ngữ đau thắt lưng chỉ những cơn đau ở phần phía dưới của cột sống. Lưng được cấu thành từ các đốt của xương sống, đĩa đệm giữa các đốt sống, tủy sống (chức các dây thần kinh), cơ và dây chằng. Cơ ở vùng lưng và bụng giúp nâng đỡ cột sống. Chấn

Định nghĩa Bệnh Đau thắt lưng (đau lưng dưới)

Bệnh Đau thắt lưng

Đau thắt lưng  là bệnh gì?

Thuật ngữ đau thắt lưng chỉ những cơn đau ở phần phía dưới của cột sống. Lưng được cấu thành từ các đốt của xương sống, đĩa đệm giữa các đốt sống, tủy sống (chức các dây thần kinh), cơ và dây chằng. Cơ ở vùng lưng và bụng giúp nâng đỡ cột sống. Chấn thương ở khu vực này có thể gây đau nhức. Cơn đau có thể kèo dài vài ngày hoặc mãn tính.

Những ai thường mắc phải đau thắt lưng?

Đau thắt lưng là một bệnh khá phổ biến. Gần như tất cả mọi người đều sẽ bị đau lưng dưới trong đời. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.;

Triệu chứng và dấu hiệu Bệnh Đau thắt lưng

Bệnh Đau thắt lưng

Những dấu hiệu và triệu chứng của đau thắt lưng là gì?

Triệu chứng của đau thắt lưng sẽ xuất hiện khi lưng của bạn bị chấn thương. Bạn có thể có một cảm giác ngứa ran hoặc rát, một cảm giác đau nhức âm ỉ, hoặc đau nhói. Cơn đau có thể nhẹ hoặc nó có thể rất nghiêm trọng khiến bạn không thể di chuyển.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau lưng của bạn, bạn cũng có thể bị đau ở chân, hông hoặc phần dưới cùng của bàn chân. Bàn chân của bạn cũng có thể yếu đi. Triệu chứng thường sẽ hết sau vài ngày hoặc vài tuần điều trị hoặc mãn tính và cần điều trị kéo dài.
Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.;

Nguyên nhân Bệnh Đau thắt lưng (đau lưng dưới)

Bệnh Đau thắt lưng

Nguyên nhân gây ra đau thắt lưng là gì?

Một chấn thương hoặc tai nạn chẳng hạn như té ngã có thể gây ra đau thắt lưng cấp tính kéo dài từ 1 tới 7 ngày. Đau thắt lưng mãn tính kéo dài lâu hơn, thường trong vòng hơn 3 tháng.
Các nguyên nhân gây ra đau lưng dưới bao gồm:
  • Xoay người hoặc cử động đột ngột cũng có thể gây đau thắc lưng;
  • Béo phì;
  • Nâng vật năng sai tư thế lâu ngày;
  • Yếu các cơ thắt lưng và bụng;
  • Nhiều người bị đau sau khi ngồi một chỗ trong một thời gian dài;
  • Cố với lấy một cái gì đó ở xa.
Đau thắt lưng cũng có thể xảy ra cùng với những bệnh khác, ví dụ như viêm khớp hay đau cơ xơ hóa và một số bệnh lý nghiêm trọng (nhưng hiếm khi xảy ra) như ung thư, bệnh thận hay các bệnh lý về huyết học.;

Nguy cơ mắc bệnh Bệnh Đau thắt lưng (đau lưng dưới)

Bệnh Đau thắt lưng

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc đau thắt lưng ?

Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh đau lưng, thậm chí trẻ em và thanh thiếu niên. Mặc dù thừa cân, thiếu luyện tập và nâng vật nặng không đúng cách vẫn thường bị đổ lỗi cho là nguyên nhân của đau lưng nhưng nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng.
Theo thống kê, những người có vấn đề về tâm lý, chẳng hạn như trầm cảm và lo âu có nguy cơ bị đau thắt lưng cao hơn, mặc dù những lý do tại sao có sự gia tăng nguy cơ vẫn chưa được biết đến.;

Điều trị Bệnh Đau thắt lưng (đau lưng dưới)

Bệnh Đau thắt lưng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị đau thắt lưng?

Phương pháp điều trị đau thắt lưng phụ thuộc vào nguyên nhân và thời gian kéo dài của bệnh.
Nếu bệnh gây ra bởi chấn thương, bác sĩ sẽ đề nghị dùng phương pháp chườm đá. Những loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) có thể giúp giảm đau. Cơn đau trầm trọng hơn có thể cần phải sử dụng những loại thuốc mạnh hơn có chứa thuốc phiện trong thời gian ngắn. Đối với triệu chứng co thắt cơ, bác sĩ sẽ chỉ định một loại thuốc giãn cơ.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tất cả các loại thuốc trên đều có thể gây ra tác dụng phụ. Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) có thê gây ra bệnh đau dạ dày, loét, phát ban và những vấn đề về gan và thận. Thuốc giãn cơ có thể gây ra buồn ngủ, chóng mặt hay phát ban.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng phương pháp vật lý trị liệu để giúp làm giảm đau. Phương pháp này được áp dụng nhiều cho các bệnh nhân bị đau thắt lưng mãn tính, tình trạng của người bệnh có thể được cải thiện nhờ vào những bài tập thể dục dành cho phần thắt lưng và bụng.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán đau thắt lưng?

Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bằng cách hỏi bệnh sử và khám lâm sàng. Chụp X-quang hay cộng hưởng từ (MRI) có thể được thực hiện nếu cần những hình ảnh rõ hơn về xương, dây thần kinh, đĩa đệm hoặc các vùng khác.
Bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm máu để tìm ra liệu có phải cơn đau là do những bệnh lý khác có cùng triệu chứng hay không.;

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt Bệnh Đau thắt lưng  (đau lưng dưới)

Bệnh Đau thắt lưng

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của đau thắt lưng?

Đau thắt lưng có thể được hạn chế nếu bạn:
  • Sử dụng thuốc được kê đơn;
  • Giảm cân nếu bạn thừa cân;
  • Nên tập các bài tập duỗi lưng và tăng cường sự dẻo dai mỗi ngày;
  • Giữ tư thế đúng khi ngồi, đi đứng hoặc mang vác.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 13-04-2024
    Tiểu ra máu là tình trạng xuất hiện hồng cầu trong nước tiểu. Tiểu ra máu có thể là dấu hiệu của sự rối loạn nghiêm trọng trong cơ thể. Có 2 dạng tiểu ra máu: tiểu ra máu có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường (tiểu ra máu đại thể) hoặc chỉ có thể
  • 28-05-2018
    Bệnh hẹp van ba lá là khi van ở tim đóng lại không chặt (bị hở).nVan ba lá nằm giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải của tim. Van mở ra khi tâm nhĩ co lại để bơm máu vào tâm thất, đóng lại khi tâm thất co lại để ngăn máu chảy ngược về tâm nhĩ.
  • 28-05-2018
    Mù thoáng qua, hay mù tạm thời, là hiện tượng mất thị lực ở mắt trong khoảng thời gian ngắn. Bệnh xảy ra do lượng máu chảy đến giác mạc bị thiếu hụt. Tình trạng này thường bắt đầu một cách đột ngột và thường mất đi trong vài giây hoặc vài phút.
  • 17-10-2018

    Là tình trạng viêm nhiễm của các cơ quan, bộ phận thuộc đường hô hấp trên bao gồm: Mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản. Hệ thống hô hấp trên có chức năng chủ yếu là lấy không khí bên ngoài cơ thể, làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi.

  • 28-05-2018
    Do không phổ biến như các loại bệnh ung thư khác nên bệnh ung thư mắt còn ít người biết đến. Phần lớn người mắc bệnh này đến bệnh viện khi đã quá muộn. Dựa vào vị trí để phân loại, có thể được chia thành ung thư mi mắt, ung thư trong mắt... Ung thư mắt
  • 28-05-2018
    Rung nhĩ (hay rung tâm nhĩ) là một loại rối loạn nhịp tim. Bệnh xảy ra khi tim có hiện tượng một nhịp tim đập bất thường, hay còn gọi là loạn nhịp. Khi tim bị loạn nhịp, các cơ trông như đang rung thay vì co lại như thông thường.