Đau đầu từng cụm (đau đầu cụm, nhức đầu cụm)

Đau đầu từng cụm hay còn gọi là đau đầu cụm hoặc nhức đầu cụm. Đây là một trong những tình trạng đau đầu nghiêm trọng, không theo nhịp mạch đập và kéo dài. Cơn đau thường ở sâu bên trong, xung quanh mắt ở một bên đầu, sau đó lan đến trán, thái dương

Đau đầu từng cụm là gì?

Đau đầu từng cụm
Đau đầu từng cụm

Đau đầu từng cụm hay còn gọi là đau đầu cụm hoặc nhức đầu cụm là một trong những tình trạng đau đầu nghiêm trọng, không theo nhịp mạch đập và kéo dài. Cơn đau thường ở sâu bên trong, xung quanh mắt ở một bên đầu, sau đó lan đến trán, thái dương và má. Đau đầu từng cụm có thể xuất hiện đột ngột rồi hết nhanh hoặc hết từ từ.
Nhức đầu cụm không thể đoán trước được. Có thể trong vài tháng bạn không đau đầu, nhưng sau đó lại tái phát. Bệnh có thể là dấu hiệu của một số bệnh khác như có khối u trong não hoặc bị vỡ mạch máu đến não.
Đau đầu từng cụm là căn bệnh không quá phổ biến. Bệnh có thể xảy ra ở nam lẫn nữ. Tuy nhiên đau đầu cụm thường xảy ra với nam giới hơn nữ giới và các dấu hiệu đầu tiên thuờng xảy ra với người trên độ tuổi 20.

Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh đau đầu từng cụm

Dấu hiệu đặc trưng của nhức đầu cụm là đau buốt và rất dữ dội ở một bên đầu kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, nhạy cảm với tiếng động và ánh sáng. Mỗi cơn đau kéo dài từ 15 phút cho tới 3 tiếng. Đa số các cơn đau xảy ra vào ban đêm sau khi bạn đã ngủ 1-2 tiếng và làm cho người bệnh thường xuyên thức giấc vào ban đêm.
Một số triệu chứng khác như bị đỏ mắt, mắt sụp mí, nghẹt mũi hoặc chảy mũi và sưng mặt ở nửa bên đầu bị đau. Các bệnh nhân cho biết cơn đau sẽ nặng thêm nếu bệnh nhân nằm nghỉ, nên sau các cơn đau người bệnh thường sẽ mệt mỏi.
Cơn đau đầu xuất hiện bất chợt và liên tục trong một khoảng thời gian tạo thành các cụm đau đầu. Mỗi cụm đau đầu kéo dài khoảng 6 đến 12 tuần sau. Sau mỗi cụm, con đau đầu thường không xuất hiện lại trong vài tháng hoặc đôi khi vài năm. Chu kỳ các cụm đau đầu thường đều nhau và xuất hiện theo mùa như trong mỗi mùa xuân hoặc mùa thu.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

  • Bạn cần đi khám ngay nếu bạn có các triệu chứng như:
  • Đột ngột đau đầu nặng, như bị đánh vào đầu;
  • Đau đầu kèm sốt, buồn nôn hoặcnôn mửa, cứng cổ, rối loạn tâm thần, co giật, tê liệt, hoặc khó khăn trong việc nói;
  • Đau đầu sau một chấn thương vào đầu, ngay cả khi đó là chỉ là ngã hay va đập nhẹ, đặc biệt là nếu đau đầu ngày càng nhiều;
  • Đột ngột nhức đầu dữ dội không giống như những cơn đau đầu khác bạn đã từng bị;
  • Đau đầu càng ngày càng nặng hơn trong vài ngày liên tiếp.

Nguyên nhân gây ra đau đầu từng cụm là gì?

Vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây nhức đầu cụm. Các nhà nghiên cứu cho rằng đó là do ảnh hưởng của biến chứng trong vùng dưới đồi của não bộ. Vùng dưới đồi có chức năng dẫn truyền các xung thần kinh đến các bộ phận khác của não bộ và điều khiển các chức năng sinh lý như điều tiết các hormone trong cơ thể cũng như đồng hồ sinh lý.
Bạn có thể bị đau đầu từng cụm do dùng thuốc giảm đau thắt ngực chứa nitroglycerin, hút thuốc, nghiện rượu, giờ ngủ thất thường và tiếp xúc nhiều với dung môi gốc dầu như nước hoa hoặc dung môi dầu mỏ.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau đầu từng cụm

  • Độ tuổi: tuổi từ 20-50 tuổi thường gặp đau đầu từng cụm hơn.
  • Hút thuốc lá, nghiện rượu: những người hút thuốc nhiều hoặc nghiện rượu có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
  • Có người thân trong gia đình từng bị đau đầu từng cụm.

Điều trị bệnh đau đầu từng cụm

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.Hiện vẫn chưa có cách điều trị cho bệnh đau đầu từng cụm. Mục đích điều trị bệnh chủ yếu là giảm triệu chứng vì bệnh này không thể chữa khỏi. Tuy nhiên vì bệnh xảy ra theo chu kỳ, vẫn có cách đề phòng bệnh.
Khi cơn đau đầu xảy ra, bác sĩ sẽ chỉ định uống thuốc giảm đau như Triptans, Octreotide hay Dihydroergotamine. Để chống cơn đau đầu, bác sĩ sẽ cho dùng thuốc trước khi cụm đau đầu xảy ra và từ từ giảm lượng thuốc khi cụm đau đầu kết thúc. Các biện pháp phòng chống bao gồm Verapamil, Methysergide, Lithium, Corticosteroids, Topiramate. Nên cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc này và luôn theo sự chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên viên.
Bác sĩ chẩn đoán đau đầu từng cụm thông qua hỏi trực tiếp và khám lâm sàng. Các xét nghiệm khác nói chung không cần thiết cho chẩn đoán đau đầu từng cụm. Nếu tính chất triệu chứng không giống đau đầu từng cụm, các bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm bổ sung như chụp cộng hưởng từ (MRI) vùng đầu để có thể phát hiện được các bệnh lý khác.;

Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn tiến của đau đầu từng cụm

Bạn có thể kiểm soát tốt nhức đầu cụm nếu bạn lưu ý vài điều sau:
  • Ngủ đủ và đúng giờ;
  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ;
  • Hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước khi sử dụng thuốc giảm đau không kê toa;
  • Tái khám đúng hẹn.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Tiêu chảy cấp do virus Rota, hay còn gọi là nhiễm trùng ruột do virus Rota, là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Virus Rota – một chủng virus dạng vòng – là “thủ phạm” của hầu hết tình trạng nhiễm trùng đường ruột ở trẻ
  • 28-05-2018
    Dị ứng là tình trạng hệ miễn dịch của bạn phản ứng quá mức so với bình thường đối với những chất không gây hại. Các loại bệnh dị ứng thường gặp là:nSốc phản vệ: là một phản ứng dị ứng nặng, có thể gây tử vong. Nó gây tổn thương đến nhiều bộ phận của
  • 17-10-2018

    U mỡ là một lớp chất béo tích tụ dần dần dưới da, nằm giữa da và lớp cơ. Chúng thường xuất hiện nhất ở cổ, lưng, vai, cánh tay và đùi. Chúng cũng có thể phát triển ở các bộ phận khác của cơ thể như ruột. U mỡ là các khối u lành tính thường gặp nhất ở

  • 28-05-2018
    Viêm não là tình trạng viêm của nhu mô não. Nó thường được gây ra do nhiễm siêu vi (virus).
  • 04-07-2018
    Trứng cá là một bệnh của nang lông tuyến bã được biểu hiện với nhiều hình thái tổn thương đa dạng như nhân, sẩn, mụn mủ, cục, nang trứng cá. Bệnh có thể để lại hậu quả sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo quá phát. Bệnh xuất hiện nhiều nhất ở nam, nữ tuổi dậy thì cho
  • 28-05-2018
    Các cơ quan bên trong vùng chậu của phụ nữ bao gồm tử cung (dạ con), bàng quang, và ruột già (trực tràng). Thông thường, chúng được nâng đỡ và giữ đúng vị trí bởi các dây chằng và cơ ở dưới cùng của xương chậu (cơ sàn chậu).