Bong gân cổ chân

Bong gân cổ chân là chấn thương do kéo dãn cơ, đứt một phần hoặc hoàn toàn một hoặc nhiều dây chằng nối cổ chân và khớp với nhau. Dây chằng là những thớ cơ khỏe và linh hoạt nối với xương, trong khi gân có nhiệm vụ nối cơ và xương với nhau.

Bong gân cổ chân

Bệnh Bong gân cổ chân

Bong gân cổ chân là chấn thương do kéo dãn cơ, đứt một phần hoặc hoàn toàn một hoặc nhiều dây chằng nối cổ chân và khớp với nhau. Dây chằng là những thớ cơ khỏe và linh hoạt nối với xương, trong khi gân có nhiệm vụ nối cơ và xương với nhau.

Nguyên nhân nào gây bong gân cổ chân?

Bong gân xảy ra khi khớp bị ép phải gập nhiều hơn bình thường, do đó làm đau dây chằng. Dạng phổ biến nhất xảy ra khi bàn chân xoay vào trong và toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn vào cổ chân. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra bong gân cổ chân có thể là do bị trật cổ chân hoặc bàn chân khi nhảy, đi bộ hay tập thể dục.

Triệu chứng thường gặp của bong gân cổ chân

Những dấu hiệu cho thấy bạn đã bị bong gân gồm:
  • Có tiếng nổ bốp hoặc cảm giác bị rách vào lúc bị chấn thương;
  • Xảy ra đau đớn trong khi bị thương và kéo dài sau đó, khi đi lại hoặc chuyển động cổ chân;
  • Cổ chân có thể sưng và khó gập lại;
  • Vùng da quanh đó có thể bị bầm tím;
  • Đối với chấn thương nặng, cơn đau dữ dội khiến việc mang nặng và di chuyển cổ chân rất khó khăn;
  • Tê hoặc liệt bàn chân có thể do tổn thương dây thần kinh hoặc mạch máu;
Nếu gặp phải các triệu chứng trên, hãy Gọi bác sĩ Chấn thương chỉnh hình 24/7 để được tư vấn cách điều trị và chăm sóc để giảm thiểu cơn đau, nhanh chóng phục hồi và tránh tái phát về sau.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn nhanh hồi phục sau chấn thương bong gân cổ chân?

Những việc bạn nên làm để kiểm soát tình trạng bong gân cổ chân bao gồm:
  • Đeo miếng bảo vệ cổ chân khi chơi thể thao nếu bạn thường bị bong gân;
  • Giảm cân nếu thừa cân để giảm áp lực cho cổ chân;
  • Dùng thuốc và sử dụng nạng theo chỉ dẫn của bác sĩ;
  • Nghỉ ngơi, chườm đá, nâng chân lên cao và làm theo hướng dẫn trị liệu vật lý;
Gọi bác sĩ trực tuyến 24/7 nếu:
  • Bạn không thể đi lại bằng chân bị thương, không hết sưng sau 2 ngày hoặc sưng nhiều hơn, cổ chân trở nên đỏ hơn và nóng, bạn bị sốt hoặc phát hiện mắt cá chân có vấn đề;
  • Bàn chân bị liệt, tê hoặc có màu sậm; hoặc ngón chân lạnh (dấu hiệu máu không tuần hoàn);
Đến bệnh viện hoặc gặp bác sĩ nếu bạn không thấy có cải thiện trong 7-10 ngày sau khi bị bong gân.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Viêm cổ tử cung là bệnh phụ khoa phổ biến, rất nhiều chị em trong độ tuổi 20-50 mắc phải. Cổ tử cung là đoạn ống thông âm đạo với tử cung. Ở tình trạng bình thường, khả năng những vùng này viêm nhiễm thấp. Nhưng nếu bị những tổn thương cơ giới như các
  • 28-05-2018
    1. Định nghĩa và khái niệm Viêm cầu thận mạn tính là một quá trình tổn thương thực thể xảy ra ở tất cả các cầu thận của hai thận; bao gồm các tình trạng tăng sinh, phù nề, xuất tiết và hoại tử hyalin, xơ hoá một phần hoặc toàn bộ cầu thận. Bệnh tiến
  • 28-05-2018
    Herpes sinh dục, hay mụn giộp sinh dục, là một loại bệnh phổ biến lây truyền qua đường tình dục (STIs) do virus Herpes (HSV) gây ra. Có 2 loại HSV là loại 1 và loại 2. Loại 1 thường gây sưng, nhức ở miệng và có thể lây sang vùng sinh dục. Loại 2 chủ
  • 28-05-2018
    Lác mắt là bệnh lý của mắt mà hai mắt không nhìn thẳng được và nhìn theo các hướng khác nhau. Một mắt có thể nhìn thẳng về phía trước, trong khi mắt kia nhìn vào trong, ra ngoài, lên trên hoặc xuống dưới. Sự chuyển hướng nhìn của mắt có thể cố định,
  • 28-05-2018
    Trực tràng là phần cuối cùng của ruột già và là nơi phân được trữ trước khi được thải ra ngoài qua ống hậu môn và hậu môn. Khi trực tràng và các tuyến tạo chất nhầy trong trực tràng bị nhiễm trùng sẽ làm cho các khoang hoặc các lỗ nhỏ ở trực tràng chứa
  • 28-05-2018