Áp xe vú

Áp xe vú là tình trạng viêm (sưng, đỏ) và tích tụ mủ trong vú do vi khuẩn gây ra. Trong một số trường hợp hiếm hoi, áp xe vú có thể là một dấu hiệu của ung thư vú.

Định nghĩa Bệnh Áp xe vú

Bệnh Áp xe vú

Áp xe vú là bệnh gì?
Áp xe vú là tình trạng viêm (sưng, đỏ) và tích tụ mủ trong vú do vi khuẩn gây ra. Trong một số trường hợp hiếm hoi, áp xe vú có thể là một dấu hiệu của ung thư vú.;

Triệu chứng thường gặp Bệnh Áp xe vú

Những dấu hiệu và triệu chứng của áp xe vú là gì?

Dấu hiệu của áp xe vú phụ thuộc vào vị trí bị áp xe, giai đoạn bệnh và nhiều yếu tố khác.
Ở giai đoạn đầu của áp xe vú, bạn có thể cảm thấy đau nhức sâu trong tuyến vú. Vùng da bên ngoài có thể bình thường nếu ổ viêm nằm sâu bên trong hoặc trở nên nóng đỏ và sưng nếu ổ viêm nằm ngay bề mặt tuyến vú.
Ở giai đoạn tạo thành áp xe, các triệu chứng sẽ tăng mạnh lên. Vào lúc này, các triệu chứng bao gồm vùng da trên ổ áp xe trở nên nóng, căng và sưng đỏ, ngoài ra còn xuất hiện các triệu chứng của nhiễm khuẩn như sốt, ớn lạnh, buồn nôn, ói,…
Biến chứng nặng nhất là hoại tử vú với các biểu hiện là hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng: tụt huyết áp, toàn thân suy sụp, vú sưng căng to, phù nề, da trên ổ áp-xe có màu vàng nhạt hay bị hoại tử và hạch bạch huyết sưng đau.
Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu thấy xuất hiện các triệu chứng như:
  • Có vết đỏ, sưng hay bị đau vùng ngực.
  • Núm vú bị tụt vào trong hay có dịch chảy ra từ núm vú.
  • Bạn cảm thấy đau khi cho con bú.
Hãy nhanh chóng đi khám nếu bạn có bất kỳ trong số các dấu hiệu trên. Chẩn đoán sớm và điều trị bằng thuốc kháng sinh có thể giúp bạn tránh thực hiện phẫu thuật sau này.;

Nguyên nhân Bệnh Áp xe vú gây bệnh Bệnh Áp xe vú

Nguyên nhân nào gây ra của áp xe vú?
Hai loại vi khuẩn Staphylococcus aureus và Streptococcus là nguyên nhân thường gặp nhất gây nên bệnh áp xe vú. Ngoài ra các nguyên nhân khác như vi khuẩn kỵ khí, trực khuẩn thương hàn và tắc nghẽn ống dẫn ở núm vú do sẹo cũng có thể gây nên áp xe vú.;

Nguy cơ mắc phải Bệnh Áp xe vú

Những ai thường mắc phải áp xe vú?

Khoảng 10% đến 30% trường hợp áp xe vú xảy ra ở phụ nữ sau khi mang thai và đang cho con bú. Áp xe vú cũng có thể xảy ra ở những phụ nữ thừa cân, có ngực lớn hoặc những người không giữ gìn vệ sinh cá nhân.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc áp xe vú?

Áp xe vú có nguy cơ xuất hiện nếu người mẹ đang cho con bú:
  • Cho bú không đúng cách.
  • Cho bú không đủ số lần, không đủ thời gian khiến sữa tích tụ lại trong vú.
  • Mặc áo ngực chật.
  • Núm vú bị trầy xước.
  • Tắc ống dẫn sữa
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những yếu tố trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị Bệnh Áp xe vú hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán áp xe vú?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng khám tổng quát hoặc thực hiện sinh thiết lấy mẫu mô ngực để kiểm tra. Trong trường hợp bạn đã được chẩn đoán và uống kháng sinh trước đó nhưng tình trạng vẫn không khá hơn, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm để xác định chính xác tình trạng bệnh của bạn.

Những phương pháp nào dùng để điều trị áp xe vú?

Nếu áp xe vú được phát hiện sớm, bệnh có thể được chữa lành bằng kháng sinh mà không cần phẫu thuật. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sau này, người bệnh sẽ cần phải chích rạch và dẫn mủ trong ổ áp xe ra ngoài. Tuy vậy, phương pháp này có thể dẫn đến các biến chứng như hình thành các ổ áp xe mới và hình thành đường rò từ ổ áp xe ra da.;

Chế độ sinh hoạt phù hợp Bệnh Áp xe vú

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của chấn thương não?
Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình bằng một số cách sau:
  • Giữ lối sống lành mạnh. Bạn nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước và ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng trong quá trình điều trị;
  • Luôn giữ vệ sinh cá nhân. Bạn có thể sử dụng khăn ấm và ẩm đè lên vùng mô bị nhiễm trùng;
  • Ngưng cho con bú. Nếu bạn là bà mẹ đang cho con bú, hãy luôn vệ sinh sạch sẽ vùng vú, nhất là đầu vú. Tốt nhất bạn nên dừng cho con bú bên vú bị bệnh cho đến khi lành bệnh hoàn toàn.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Đau thắt ngực là tình trạng đau ngực gây ra bởi động mạch vành bị hẹp vì tắc nghẽn hoặc co thắt. Lượng máu để nuôi tim không đủ, dẫn đến tình trạng tim bị thiếu oxy để bơm máu. Cơn đau thắt ngực có thể là dấu hiệu của một căn bệnh về tim nghiêm trọng
  • 17-10-2018

    Giun lươn là một loại giun tròn nguy hiểm nhất trong các loại ký sinh trùng đường tiêu hóa ở người vì chúng có thể tự nhân lên trong cơ thể (do quá trình tự nhiễm). Giun lươn sống ở ruột non, tồn tại rất lâu trong cơ thể và có thể gây ra nhiều biến chứng

  • 05-07-2018
    Nấm móng là một bệnh thường thấy ở những người làm nghề bán nước giải khát, đầu bếp, rửa xe, chăn nuôi... Bệnh làm móng bị hư hủy xấu xí, có khi nung mủ, đau ảnh hưởng đến năng suất làm việc. - Nấm móng là một bệnh tuy không nguy hiểm nhưng làm mất
  • 28-11-2018

    Giãn phế quản là bệnh hô hấp thường gặp, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh sẽ nặng dần lên và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là về mùa lạnh.

  • 28-05-2018
    1. Định nghĩa Chảy máu cam hay còn gọi là chảy máu mũi, là tình trạng bệnh lý thuộc vùng tai mũi họng khá phổ biến ở trẻ em. Chảy máu cam tuy ít nguy hiểm đến tính mạng, nhưng dễ làm bệnh nhân và người nhà hốt hoảng, lo lắng. 2. Phân loại 2.1. Theo số
  • 28-05-2018
    Nhịp nhanh thất là rối loạn nhịp tim có vị trí khởi phát từ tâm thất, từ chỗ phân nhánh của bó His trở xuống. Nhịp nhanh thất là khi có một chuỗi từ 3 ngoại tâm thu thất trở lên. Khi xuất hiện nhịp nhanh thất, tần số tim thường từ 100-200 chu kỳ/phút.