Tâm lý - Thần kinh

  • Cyclothymia hay còn gọi là rối loạn khí sắc theo chu kì (cyclothymic disorder) là một rối loạn khí sắc hiếm gặp. Cyclothymia gây ra những bất thường về cảm xúc nhưng không nghiêm trọng bằng rối loạn lưỡng cực loại I hoặc II.

  • Trầm cảm là một bệnh thường gặp và rất nguy hiểm, nó ảnh hưởng tới đời sống hàng ngày và gây đau khổ cho cả bạn và những người quan tâm đến bạn.

  • Chứng rối loạn cực khoái là một tình trạng xảy ra khi một người khó đạt cực khoái, ngay cả khi đang có kích thích tình dục. Khi xảy ra ở phụ nữ, bệnh được gọi là rối loạn cực khoái nữ. Tương tự, nam giới cũng có thể gặp rối loạn cực khoái nhưng ít phổ biến hơn.

  • Hội chứng nghiện giật tóc là một dạng của rối loạn kiểm soát xung động. Ở hội chứng này, bệnh nhân buộc phải thường xuyên bứt lông hay tóc khỏi các vùng như da đầu, lông mày và lông mi của họ. Mặc dù, người mắc chứng bệnh này biết hậu quả, nhưng họ vẫn không thể kiềm chế bản thân. Khi cảm thấy chán nản, người bệnh sẽ giật tóc để làm dịu bản thân. Kết quả là, người bệnh bị hói và tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến ngoại hình cũng như khả năng làm việc của họ.

  • Rối loạn nhân cách tránh né được đặc trưng bởi cảm giác cực kì ức chế với xã hội, tự đánh giá thấp bản thân và nhạy cảm với những lời chỉ trích tiêu cực và từ chối. Các triệu chứng này không chỉ đơn giản là cảm giác xấu hổ hay lúng túng trong các mối quan hệ xã hội. Rối loạn nhân cách tránh né là những vấn đề có ảnh hưởng đáng kể tới khả năng tương tác với những người khác và duy trì những mối quan hệ này trong cuộc sống hàng ngày. Khoảng 1% dân số có chứng bệnh này.

  • Rối loạn tâm thần chia sẻ là một loại rối loạn tâm thần cùng xảy ra trên cả hai người, đó là lý do mà nó có tên gọi khác là “folie a deux” (“điên có đôi”). Người thứ nhất (trường hợp nguyên phát) là người trực tiếp trải qua những rối loạn về sức khỏe tinh thần. Còn người thứ 2 (trường hợp thứ phát) là người bị rối loạn tâm thần chia sẻ. Những người này bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng bệnh tâm thần của người thứ nhất, và họ thể hiện những triệu chứng này chỉ khi họ vẫn đang tiếp tục giữ liên lạc với người bệnh.

  • Rối loạn nhân cách chống đối xã hội là một loại bệnh tâm thần mãn tính, trong đó một người có cách suy nghĩ, cảm nhận tình huống và liên quan đến những người khác là bất thường - và phá hoại.

  • Rối loạn trầm cảm có thể làm cho bạn cảm thấy kiệt sức, bất lực, và vô vọng. Những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực như thế có thể làm cho một số người cảm thấy muốn buông xuôi. Vì vậy, điều quan trọng là nhận ra rằng những cảm xúc tiêu cực này là một phần của trầm cảm và chưa phản ánh đúng thực tế.

  • Cách tốt nhất là thảo luận với một chuyên gia. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi sử dụng thuật ngữ trầm cảm, hãy nói với bác sĩ rằng bạn “cảm thấy buồn” hoặc “xuống tinh thần”, và mô tả trải nghiệm cá nhân. Càng cụ thể & càng thành thật thì càng tốt, bác sĩ càng có thể giúp bạn tốt hơn.

  • Mỗi người trầm cảm theo nhiều cách khác nhau, mức độ và triệu chứng thay đổi theo cá nhân và thời gian. Bạn có thể gọi bác sĩ chuyên khoa Tâm lý để khám trực tuyến, tư vấn từ xa: https://khamtuxa.vn/bac-si/khoa/tam-ly