Rối loạn tâm thần chia sẻ (Shared psychotic disorder)

Rối loạn tâm thần chia sẻ là một loại rối loạn tâm thần cùng xảy ra trên cả hai người, đó là lý do mà nó có tên gọi khác là “folie a deux” (“điên có đôi”). Người thứ nhất (trường hợp nguyên phát) là người trực tiếp trải qua những rối loạn về sức khỏe tinh thần. Còn người thứ 2 (trường hợp thứ phát) là người bị rối loạn tâm thần chia sẻ. Những người này bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng bệnh tâm thần của người thứ nhất, và họ thể hiện những triệu chứng này chỉ khi họ vẫn đang tiếp tục giữ liên lạc với người bệnh.

Rối loạn tâm thần chia sẻ là gì?

Rối loạn tâm thần chia sẻ là một loại rối loạn tâm thần cùng xảy ra trên cả hai người, đó là lý do mà nó có tên gọi khác là “folie a deux” (“điên có đôi”). Người thứ nhất (trường hợp nguyên phát) là người trực tiếp trải qua những rối loạn về sức khỏe tinh thần. Còn người thứ 2 (trường hợp thứ phát) là người bị rối loạn tâm thần chia sẻ. Những người này bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng bệnh tâm thần của người thứ nhất, và họ thể hiện những triệu chứng này chỉ khi họ vẫn đang tiếp tục giữ liên lạc với người bệnh. Mặc khác, đối với người được chẩn đoán bị rối loạn tâm thần chia sẻ, các vấn đề về sức khỏe tinh thần sẽ hết nếu như người đó không còn liên lạc với người bị tâm thần nguyên phát nữa.

Related image

Rối loạn tâm thần chia sẻ. (Ảnh minh họa)

Những điều cần lưu ý về rối loạn tâm thần chia sẻ

  • Chưa ai biết nguyên nhân cụ thể gây ra rối loạn tâm thần chia sẻ, nhưng căng thẳng và sự cô lập có thể là những yếu tố góp phần gây bệnh.
  • Bệnh nhân bị rối loạn tâm thần chia sẻ có những ảo tưởng giống y hệt các triệu chứng của người bệnh tâm thần ở gần họ.
  • Thật khó để chẩn đoán rối loạn tâm thần chia sẻ bởi vì người bệnh hiếm khi tìm đến các biện pháp chữa trị.
  • Nếu không được điều trị, rối loạn tâm thần chia sẻ có thể trở thành bệnh mãn tính.

Chẩn đoán rối loạn tâm thần chia sẻ

Việc điều trị chứng rối loạn tâm thần chia sẻ có thể gặp nhiều khó khăn vì việc chẩn đoán các vấn đề bệnh vẫn còn nhiều trở ngại. Đầu tiên, cần xác định được chính xác người bệnh thứ nhất (nguyên phát) cũng như các triệu chứng của họ. Tiếp theo, cần chắc chắn rằng người bệnh thứ hai (thứ phát) có những triệu chứng tương tự sau khi tiếp xúc trong suốt một thời gian dài với người bệnh thứ nhất. Trường hợp này, chẩn đoán để loại trừ các vấn đề thần kinh khác cũng rất cần thiết.

Điều trị rối loạn tâm thần chia sẻ

Sau khi xác định bệnh, việc điều trị rối loạn tâm thần chia sẻ sẽ cụ thể hơn. Với mục đích là để ngăn chặn các triệu chứng của người bị rối loạn tâm thần chia sẻ và đưa ra phương pháp điều trị ổn định cho người sống với người bị tâm thần nguyên phát. Phương án điều trị thường được khuyến nghị đó là tách riêng người bệnh thứ nhất và người bệnh thứ hai, tuy vậy, trong một số trường hợp, không thể áp dụng phương pháp này.

Dưới đây là một số lựa chọn khác:

  • Thuốc. Do ảnh hưởng bởi các triệu chứng tâm thần của người thân, người bệnh tiếp tục gặp ảo giác, có thể sử dụng thuốc chống rối loạn thần kinh để điều trị triệu chứng này. Thuốc an thần hoặc thuốc chống trầm cảm cũng sẽ hữu ích để giải quyết các vấn đề như trầm cảm, lo âu hoặc mất ngủ.
  • Liệu pháp cá nhân. Tư vấn một-một với bác sĩ có thể giúp giải quyết các vấn đề cơ bản của bệnh. Liệu pháp này giúp bệnh nhân cách ly hoặc học được cách tách ly càng nhiều càng tốt với người bị tâm thần nguyên phát.
  • Liệu pháp gia đình. Càng được gia đình hỗ trợ và động viên, bệnh nhân càng có khả năng thoát khỏi những triệu chứng tâm thần bị ảnh hưởng bởi người khác.

- 22-03-2021 -

Bài viết liên quan

  • Thuật ngữ gaslight (nghĩa đen: “Thắp sáng đèn ga”) đến từ vở kịch Gas Light (1983) nói về hành vi bạo hành tâm lý có hệ thống của nhân vật Jack Manningham lên vợ ông là Bella Manningham.Đây là một dạng bạo hành tâm lý rất hiệu quả vì nó khiến nạn nhân tự nghi ngờ cảm xúc, bản năng và sự tỉnh táo của mình. Khi đó, kẻ bạo hành sẽ có rất nhiều quyền lực lên nạn nhân và có thể dễ dàng kiểm soát nạn nhân.

  • Trong giao tiếp, có đôi khi do truyền đạt ý không rõ ràng khiến chúng ta hiểu lầm nhau. Khi sự hiểu lầm kéo dài, chúng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ, dẫn đến sự rạn nứt, tan vỡ hoặc gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý.…

  • Hành vi xâm hại tình dục trẻ em không chỉ gây tổn thương về mặt thể chất mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của trẻ.

  • Bắt nạt qua mạng là gì? Bắt nạt qua mạng là khi bất cứ một cá nhân nào bị đe dọa, xâm hại, làm nhục, làm mất mặt/xấu hổ hoặc bị tra tấn tinh thần qua tin nhắn, mạng Internet, các trang mạng xã hội và qua các thiết bị điện tử.

  • Thuật ngữ ám ảnh khoảng trống là để mô tả một cụm những ám ảnh sợ liên hệ qua lại và thường gối lên nhau bao gồm các nỗi sợ hãi khi đi ra khỏi nhà như: sợ đi vào của hàng, sợ đám đông, sợ những nơi công cộng, sợ đi một mình trong tàu hỏa, xe ô tô hoặc máy bay. Tùy mức độ trầm trọng của lo âu mà phạm vi của tác phong tránh né các tình huống gây hoảng sợ có khác nhau.