Triệu chứng của bệnh trầm cảm

Mỗi người trầm cảm theo nhiều cách khác nhau, mức độ và triệu chứng thay đổi theo cá nhân và thời gian. Bạn có thể gọi bác sĩ chuyên khoa Tâm lý để khám trực tuyến, tư vấn từ xa: https://khamtuxa.vn/bac-si/khoa/tam-ly

Mỗi người trầm cảm theo nhiều cách khác nhau. Một số người có thể có những triệu chứng điển hình, như buồn bã và tuyệt vọng. Người khác có thể có các dấu hiệu khác, như mệt mỏi hoặc cáu bẳn. Mức độ và triệu chứng thay đổi theo cá nhân và thời gian. Hãy gọi bác sĩ của chuyên khoa Tâm thần kinh https://khamtuxa.vn/bac-si/khoa/tam-ly nếu bạn có những triệu chứng bên dưới lâu hơn hai tuần:

- Buồn, muốn khóc, trống rỗng, tuyệt vọng

- Thay đổi thói quen ăn uống, sụt cân và không muốn ăn hoặc thèm ăn kèm tăng cân

- Thay đổi giấc ngủ, ngủ quá nhiều hoặc không đủ

- Luôn cảm thấy mệt mỏi, không có động lực làm bất cứ việc gì

- Mất hứng thú với những người và/hoặc những hoạt động đã từng mang lại niềm vui cho bạn

- Cảm thấy chai sạn

- Dễ bị kích động, hay nổi nóng

- Cảm thấy mình làm gì cũng kém

- Uống nhiều đồ uống có cồn hoặc chất gây nghiện

- Dành quá nhiều thời gian lướt net

- Khó tập trung, suy nghĩ, hoặc lên kế hoạch - cứ như đầu bị phủ sương mù

- Thờ ơ với sức khỏe thể chất và vẻ ngoài của bản thân

- Nghĩ đến việc trốn chạy, hoặc đào thoát khỏi hoàn cảnh

- Nghĩ đến cái chết hoặc tự tử, có ý tưởng về cách kết thúc đời mình

- Những triệu chứng về thể chất, điều trị liên tục nhưng không đáp ứng, như: đau đầu, rối loạn tiêu hóa, đau cổ và lưng mạn tính

Biên tập nội dung: Khám từ xa Wellcare

- 18-05-2020 -

Bài viết liên quan

  • Rối loạn nhân cách chống đối xã hội là một loại bệnh tâm thần mãn tính, trong đó một người có cách suy nghĩ, cảm nhận tình huống và liên quan đến những người khác là bất thường - và phá hoại.

  • Những hành vi ban đầu thoạt có vẻ vô hại và ngây thơ (muốn người kia dành hết thời gian cho mình bởi vì quá yêu) sẽ chuyển biến thành khống chế và đàn áp một cách thái quá (ví dụ đe dọa tuyệt đối không cho người kia đi chơi hay nói chuyện với gia đình bạn bè). Tất nhiên bạo hành có nhiều cấp độ, không phải mọi mối quan hệ bạo hành đều kết thúc với việc nạn nhân bị giết hại, dù trường hợp này có xảy ra.

  • Rối loạn chuyển dạng (rối loạn dạng cơ thể) xuất hiện khi bạn có biểu hiện căng thẳng hoặc áp lực tinh thần lên cơ thể của mình. Nói cách khác, rối loạn chuyển dạng là tình trạng sức khỏe của bạn bình thường nhưng cơ thể lại có những bất thường do các tác nhân như khủng hoảng tình cảm hoặc sang chấn tâm lý như hoảng sợ tột độ hoặc căng thẳng quá mức.

  • Tự kỷ không phải là biểu hiện của thiên tài như nhiều người đang hiểu lầm, dù cho giữa chúng có mối liên hệ và nhiều biểu hiện na ná nhau.

  • Rối loạn lo âu là sự lo sợ quá mức trước một tình huống có tính chất vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống. Nếu không được điều trị, ở người lớn bệnh sẽ gây mất khả năng làm việc, trẻ em thì bị tăng động hoặc mất tập trung, học tập kém... Khám trực tuyến với bác sĩ chuyên khoa Tâm lý - Thần kinh trên kênh Khám Từ Xa của Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị rối loạn lo âu.

  • Rối loạn phân liệt cảm xúc là một dạng rối loạn loạn thần mà người bệnh có các triệu chứng của tâm thần phân liệt như ảo giác hoặc hoang tưởng và cả triệu chứng của rối loạn cảm xúc như trầm cảm hoặc hưng cảm. Vì như thế cho nên nhiều bệnh nhân thường bị chẩn đoán nhầm lần đầu thành rối loạn lưỡng cực hoặc tâm thần phân liệt.