Nhiễm toan ceton do đái tháo đường

Nhiễm toan ceton do đái tháo đường là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể bạn sản sinh quá nhiều axit trong máu (được gọi là ceton). Tình trạng này sẽ diễn ra khi cơ thể bạn không sản xuất đủ insulin để hấp thụ glucose vào

Nhiễm toan ceton do đái tháo đường là gì?

Nhiễm toan ceton do đái tháo đường là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể bạn sản sinh quá nhiều axit trong máu (được gọi là ceton). Tình trạng này sẽ diễn ra khi cơ thể bạn không sản xuất đủ insulin để hấp thụ glucose vào tế bào cơ thể để tạo năng lượng.;
nhiem-toan-ceton-do-dai-thao-duong

Những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm toan ceton do đái tháo đường

Các triệu chứng phổ biến của nhiễm toan ceton do đái tháo đường là:
  • Tiểu với lượng lớn;
  • Cảm thấy cực kỳ khát nước;
  • Cảm thấy muốn bệnh và mệt mỏi;
  • Đau bụng;
  • Thở ngắn;
  • Gia tăng lượng đường và/hoặc mức ceton trong máu, bạn có thể tự kiểm tra với một số xét nghiệm tại nhà.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Bạn nên đến khám bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:
  • Cảm thấy khó chịu, căng thẳng hoặc đã bị mắc bệnh hoặc chấn thương gần đây. Bạn có thể kiểm tra lượng đường trong máu với dụng cụ xét nghiệm ceton trong nước tiểu có thể mua được tại các hiệu thuốc bệnh viện lớn;
  • Nôn mửa và không thể chịu đựng thức ăn hoặc chất lỏng;
  • Mức đường trong máu của bạn cao hơn so với giới hạn cho phép và những biện pháp tự xử lý không có hiệu quả;
  • Mức ceton nước tiểu của bạn là trung bình hoặc cao;
  • Gọi cấp cứu ngay lập tức, nếu:
  • Lượng đường trong máu của bạn thường xuyên cao hơn 300 mg/dL, hoặc 16,7 mmol/L;
  • Có ceton trong nước tiểu của bạn và không thể giảm xuống tới giới hạn cho phép;
  • Bạn có nhiều hơn một triệu chứng của nhiễm toan ceton do đái tháo đường, chẳng hạn như lú lẫn, hay khát nước, đi tiểu thường xuyên, buồn nôn và ói mửa, đau bụng, thở ngắn, hơi thở mùi trái cây.;

Nguyên nhân gây nhiễm toan ceton do đái tháo đường

Khi cơ thể thiếu insulin, lượng đường huyết sẽ bị ngăn chặn không hấp thụ được vào tế bào và cơ bắp để tạo ra năng lượng. Nhiễm toan ceton do đái tháo đường cũng được gây ra bởi:
  • Bệnh tật hoặc nhiễm trùng có thể làm cho cơ thể sản xuất một số hormone khác như adrenaline hoặc cortisol, ảnh hưởng đến hoạt động của insulin và gây ra hiện tượng nhiễm toan ceton đái đường;
  • Tác động của điều trị bằng insulin có thể làm giảm lượng insulin trong cơ thể, gây ra bệnh nhiễm toan ceton đái đường;
  • Rối loạn thể chất và tâm thần;
  • Đau tim;
  • Rượu hoặc lạm dụng ma túy;
  • Một số thuốc như corticoid và một số thuốc lợi tiểu.;

Nguy cơ bị nhiễm toan ceton do đái tháo đường

Những ai thường bị nhiễm toan ceton do đái tháo đường?

Nhiễm toan ceton do đái tháo đường thường ảnh hưởng đến những người bị bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2. Đôi khi cũng ảnh hưởng đến người chưa biết mình bị bệnh tiểu đường. Thanh niên và trẻ em cũng có nguy cơ bị nhiễm toan ceton do tiểu đường. Tình trạng này có thể được kiểm soát bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị nhiễm toan ceton do đái tháo đường?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ góp phần dẫn đến bệnh nhiễm toan ceton do đái tháo đường, chẳng hạn như bạn bị tiểu đường loại 1 hoặc thường bỏ qua buổi điều trị insulin.;

Điều trị nhiễm toan ceton do đái tháo đường

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nhiễm toan ceton do đái tháo đường?

  • Xét nghiệm máu để đo mức độ glucose, mức ceton và axit trong máu;
  • Điện giải đồ;
  • Tổng phân tích nước tiểu;
  • Chụp X-quang;
  • Điện tâm đồ: để đo hoạt động điện của tim.

Những phương pháp nào dùng để điều trị nhiễm toan ceton do đái tháo đường?

Bác sĩ sẽ cung cấp các chất như điện giải, dung dịch bù nước và insulin vào tĩnh mạch của bạn để bù cho lượng insulin bị giảm.;

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của nhiễm toan ceton do đái tháo đường

Các lối sống và biện pháp khắc phục sau đây có thể giúp bạn đối phó với bệnh nhiễm toan ceton do đái tháo đường:
  • Kiểm soát bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất hàng ngày, đồng thời uống thuốc được chỉ định theo hướng dẫn của bác sĩ;
  • Kiểm soát đường và mức độ ceton trong máu thường xuyên hơn nếu bạn bị ốm hoặc bị stress;
  • Kiểm soát liều lượng insulin;
  • Hãy chuẩn bị cho trường hợp bị nhiễm toan ceton đái đường nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi đột ngột nào về mức độ đường hoặc mức ceton trong máu.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Ung thư tuỵ hình thành khi có sự gia tăng các tế bào bất thường ở tuỵ. Tuỵ là một tuyến nằm sau dạ dày, ngay trước cột sống. Đây là nơi tiết ra dịch tuỵ có vai trò giúp tiêu hóa thức ăn, đồng thời tạo ra hormone, bao gồm insulin giúp kiểm soát đường
  • 28-05-2018
    Hội chứng chuyển hoá là tên một nhóm bệnh xảy ra đồng thời và có khả năng dẫn đến bệnh động mạch vành, đột quỵ hoặc tiểu đường tuýp 2. Các nhóm bệnh đó là cao huyết áp, tăng đường huyết, mỡ bụng dư thừa và lượng cholesterol trong máu cao bất thường.
  • 28-05-2018
    Phù mạch, hay mề đay phù mạch, là bệnh có hiện tượng tương tự như phát ban (nổi mề đay), nhưng xảy ra ở sâu trong da. Phát ban là khi da bị nổi những nốt sưng đỏ, gây ngứa và khó chịu. Bệnh phù mạch cũng có những triệu chứng tương tự nhưng các nốt sưng
  • 28-05-2018
    Chứng u tuyến yên là sự xuất hiện của một khối u nằm trong tuyến yên, một bộ phận của não có nhiệm vụ điều hòa sự cân bằng các nội tiết tố (hormone) của cơ thể. Khối u này khiến tuyến yên tạo ra quá nhiều hoặc quá ít hormone gây ảnh hưởng đến các chức
  • 28-05-2018
    1- Khai thông đường hô hấp: hút đàm dãi - đặt nội khí quản - mở khí quản. Dẫn lưu xoang màng phổi khi có tràn khí hoặc tràn máu xoang màng phổi. 2- Bồi hoàn thể tích tuần hoàn: cầm máu - băng ép - truyền dịch (NaCl 0,9%, Lactated Ringer...), truyền máu.
  • 28-05-2018
    Vô sinh hay còn gọi là hiếm muộn, là một thuật ngữ mô tả tình trạng không thể thụ thai ở các cặp vợ chồng, mặc dù đã quan hệ tình dục thường xuyên sau một năm hoặc 6 tháng ở phụ nữ trên 35 tuổi.