U tuyến yên

Chứng u tuyến yên là sự xuất hiện của một khối u nằm trong tuyến yên, một bộ phận của não có nhiệm vụ điều hòa sự cân bằng các nội tiết tố (hormone) của cơ thể. Khối u này khiến tuyến yên tạo ra quá nhiều hoặc quá ít hormone gây ảnh hưởng đến các chức

U tuyến yên là gì?

Chứng u tuyến yên là sự xuất hiện của một khối u nằm trong tuyến yên, một bộ phận của não có nhiệm vụ điều hòa sự cân bằng các nội tiết tố (hormone) của cơ thể. Khối u này khiến tuyến yên tạo ra quá nhiều hoặc quá ít hormone gây ảnh hưởng đến các chức năng trong cơ thể. Ngoài ra, các khối u trong tuyến yên có còn có thể gây áp lực lên não dẫn đến đau đầu cùng các triệu chứng khác.
Bệnh u tuyến yên xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhất là ở người già. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.;

Triệu chứng và dấu hiệu của U tuyến yên

Các triệu chứng phụ thuộc vào kích thước của khối u và sự ảnh hưởng của nó đến cơ thể, cụ thể là:
  • Tiết dịch núm vú;
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh;
  • Suy giảm chức năng tình dục ở nam giới;
  • Giảm thị lực, nhìn đôi, sụp mí mắt;
  • Đau đầu;
  • Hôn mê;
  • Hay bị sổ mũi;
  • Buồn nôn và ói mửa;
  • Gặp rắc rối về khướu giác;
  • Bị cường giáp (rất hiếm);
  • Hội chứng Cushing.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn:
  • Có các dấu hiệu và triệu chứng giống với bệnh u tuyến yên.
  • Có người bị u tuyến yên trong gia đình.
  • Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.;

Nguyên nhân gây U tuyến yên

Nguyên nhân tại sao những tế bào trong tuyến yên phát triển một cách không thể kiểm soát được dẫn đến hình thành u tuyến yên đến nay vẫn chưa được tìm ra. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng yếu tố di truyền và những rối loạn trong di truyền đóng vai trò tạo ra u tuyến yên. Một số khối u trong tuyến yên là kết quả của rối loạn di truyền có tên là tân sinh đa tuyến nội tiết loại 1 (MEN I).

Nguy cơ bị U tuyến yên?

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc u tuyến yên, bao gồm:
  • Tuổi tác: bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên u tuyến yên thường gặp nhất là ở người già.
  • Di truyền: bệnh thường gặp ở những người có thành viên trong gia đình mắc bệnh tân sinh đa tuyến nội tiết loại 1 (MEN I). Ở bệnh MEN I, nhiều khối u xuất hiện ở các tuyến khác nhau của hệ thống nội tiết. Hiện nay đã có những xét nghiệm di truyền để chẩn đoán bệnh này.
  • Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.;

Điều trị U tuyến yên

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị u tuyến yên?

Phương pháp điều trị u tuyến yên tùy thuộc vào kích thước của khối u và mức độ ảnh hưởng của nó. Việc điều trị có thể bao gồm phẫu thuật, xạ trị và dùng thuốc. Những người có khối u rất nhỏ và không có triệu chứng thường không cần điều trị hoặc bác sĩ sẽ cho dùng thuốc uống khi cần thiết. Tuy nhiên, bạn sẽ phải tái khám thường xuyên để xét nghiệm máu và chụp cộng hưởng từ MRI để đảm bảo các khối u không phát triển to lên.
Nếu các khối u quá lớn dẫn đến chèn ép lên dây thần kinh thị giác, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật. Trong hầu hết các trường hợp, khối u tuyến yên có thể được phẫu thuật cắt bỏ thông qua mũi và xoang. Nếu khối u không thể được gỡ bỏ theo cách này, bác sĩ sẽ loại bỏ chúng qua hộp sọ.
Xạ trị cũng có thể được sử dụng để thu nhỏ khối u đối với những người không thể phẫu thuật. Phương pháp này cũng được sử dụng trong các trường hợp các khối u tái phát sau phẫu thuật.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán u tuyến yên?

Bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng bạn gặp phải và khám tổng quát để chẩn đoán. Ngoài ra còn có các phương pháp khác như:
  • Xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để đo lường mức độ hormone.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) cho não để tìm ra khối u và đo kích thước của nó.
  • Kiểm tra thị lực để loại trừ những thương tổn hay gặp ở vùng thị giác gần tuyến yên.;

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của u tuyến yên

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến u tuyến yên:
  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.
  • Báo cho bác sĩ về tất cả các bệnh lý khác của bạn.
  • Cho bác sĩ biết về các loại thuốc bạn đang dùng, bao gồm thuốc theo toa và thuốc không kê toa.
  • Cho bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai hoặc dự định có thai.
  • Khám bác sĩ ngay lập tức hay đi cấp cứu nếu bạn bị sốt, cứng cổ, đau đầu đột ngột, hoặc thay đổi thị lực.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Ngày nay, với sự phát triển của phẫu thuật, gây mê hồi sức, hồi sức sơ sinh, những trẻ bị teo thực quản bẩm sinh có cơ hội được cứu sống cao hơn so với trước. Tỷ lệ sống 93-96%. Tuy nhiên nếu có kết hợp các bất thường khác thì tỷ lệ này chỉ còn 30- 50%.
  • 28-05-2018
    Bệnh á sừng là một bệnh viêm da cơ địa dị ứng, là một bệnh ngoài da khá phổ biến, có thể gặp ở nhiều vị trí da khác nhau, nhưng rõ rệt nhất là ở các đầu ngón tay, chân, gót chân. Lớp da ở những vị trí này thường khô ráp, róc da, nứt nẻ gây đau đớn. Bệnh
  • 28-05-2018
    Bệnh thường xuất hiện trên nền một bệnh lý gan mạn tính khác mà chức năng gan đã suy giảm. Biểu hiện chủ yếu là tình trạng rối loạn ý thức tăng dần kèm theo tình trạng tăng amoniac máu, cơ chế bệnh sinh còn chưa rõ ràng. ThS. Vũ Thị Tuyết Mai - Bộ Y
  • 13-05-2022

    Kênh nhĩ thất (AVSD) là một tổ hợp các vấn đề về tim. Các khuyết tật này có thể gồm: thông liên nhĩ, thông liên thất, bất thường van hai lá và van ba lá.

  • 28-05-2018
    Tần suất hiếm muộn nguyên nhân do vợ và chồng là tương đương nhau. Theo số liệu thống kê, nguyên nhân do vợ chiếm 30-40%, do chồng chiếm 30%, do cả vợ và chồng chiếm 15-30% và có khoảng 10% hiếm muộn không rõ nguyên nhân. Hiếm muộn chi ra làm hai loại
  • 28-05-2018
    Là bệnh da thông thường, biểu hiện tình trạng viêm da mạn tính với vảy da bóng mỡ trên nền da đỏ xuất hiện ở vùng da có nhiều tuyến bã hoạt động như da đầu, mặt, vùng trước xương ức, vùng liên bả vai… Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh diễn biến dai