Hội chứng chuyển hóa

Hội chứng chuyển hoá là tên một nhóm bệnh xảy ra đồng thời và có khả năng dẫn đến bệnh động mạch vành, đột quỵ hoặc tiểu đường tuýp 2. Các nhóm bệnh đó là cao huyết áp, tăng đường huyết, mỡ bụng dư thừa và lượng cholesterol trong máu cao bất thường.

Định nghĩa Bệnh Hội chứng chuyển hóa

Bệnh Hội chứng chuyển hóa

Hội chứng chuyển hóa là gì?
Hội chứng chuyển hoá là tên một nhóm bệnh xảy ra đồng thời và có khả năng dẫn đến bệnh động mạch vành, đột quỵ hoặc tiểu đường tuýp 2. Các nhóm bệnh đó là cao huyết áp, tăng đường huyết, mỡ bụng dư thừa và lượng cholesterol trong máu cao bất thường. Nếu bạn mắc phải hội chứng này hoặc mắc một trong các loại bệnh kể trên, bạn nên quan tâm đến sức khỏe của mình hơn, thay đổi lối sống hoặc tham khảo các phương pháp điều trị từ bác sĩ để hạn chế khả năng mắc các bệnh khác. Hội chứng chuyển hóa không phải bệnh truyền nhiễm.
Những ai thường mắc phải hội chứng chuyển hóa?
Bệnh nhân hội chứng chuyển hóa phần lớn là người trung niên và người già. Tuy nhiên, trẻ em và thanh niên vẫn có nguy cơ bị hội chứng chuyển hóa. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.;

Triệu chứng và dấu hiệu Bệnh Hội chứng chuyển hóa

Bệnh Hội chứng chuyển hóa

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng chuyển hóa là gì?
Hội chứng chuyển hóa không có triệu chứng nhất định do các bệnh của hội chứng này như cao huyết áp, đường huyết cao và cholesterol trong máu cao không có triệu chứng rõ ràng. Do đó, bạn cần thường xuyên khám tổng quát, xét nghiệm máu hoặc đo huyết áp để sớm xác định mình có mắc phải bệnh nào trong nhóm bệnh kể trên không.
Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên gặp bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để nhận lời khuyên về chế độ ăn kiêng hoặc luyện tập nếu bạn:
Bị cao huyết áp.
Có triệu chứng tiểu đường như khát nước liên tục, tiểu liên tục, mờ mắt, ăn quá mức.
Nếu bạn muốn biết về lượng choresterol trong máu, HDL (cholesterol tốt), LDL (cholesterol xấu) và triglyceride, bạn có thể đi xét nghiệm ở các trung tâm xét nghiệm hoặc bệnh viện.;

Nguyên nhân Bệnh Hội chứng chuyển hóa

Bệnh Hội chứng chuyển hóa

Nguyên nhân gây ra hội chứng chuyển hóa là gì?
Các nguyên nhân có thể gây ra hội chứng chuyển hóa bao gồm béo phì và ít vận động.
Hội chứng chuyển hóa có liên quan đến một tình trạng gọi là kháng insulin. Insulin là một hormone được sản xuất bởi tuyến tụy. Insulin quan trọng cho việc vận chuyển và lưu trữ glucose trong tế bào, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và có vai trò trong chuyển hóa lipid.
Ở những người có sức đề kháng insulin, các tế bào không đáp ứng bình thường với insulin, do đó glucose không được chuyển hóa một cách dễ dàng. Kết quả là, nồng độ đường trong máu tăng do cơ thể của bạn không thể tạo ra đủ insulin để giữ đường huyết ở mức bình thường. Sau cùng có thể dẫn đến bệnh tiểu đường và hội chứng chuyển hóa.;

Nguy cơ mắc bệnh Bệnh Hội chứng chuyển hóa

Bệnh Hội chứng chuyển hóa

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa?
Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa bao gồm:
Tuổi: 40% những người sau 60 tuổi có nguy cơ bị hội chứng chuyển hóa.
Mắc các bệnh lý khác: béo phì, bệnh tim mạch, gan thoái nhiễm mỡ không do rượu, hội chứng buồng trứng đa nang.
Tiểu đường: nguy cơ tăng cao nếu bị tiểu đường thai kỳ hoặc tiền căn gia đình bị tiểu đường tuýp 2.;

Điều trị Bệnh Hội chứng chuyển hóa

Bệnh Hội chứng chuyển hóa

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng chuyển hóa?
Phương pháp điều trị hội chứng chuyển hóa cần nỗ lực và kiên trì của chính bạn. Bác sĩ và người thân của bạn sẽ hỗ trợ bạn. Những thay đổi cần thiết bao gồm:
Giảm cân.
Thay đổi chế độ ăn để làm giảm lượng cholesterol bao gồm sử dụng chất béo chưa bão hòa thay vì chất béo bão hòa.
Dùng ít muối.
Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày, đi bộ nhanh trong 30 phút hoặc chạy bộ 15 phút có thể đưa đến những tác động có lợi cho sức khỏe.
Sử dụng thuốc làm giảm lượng cholesterol (statins: lovastatin, pravastatin, simvastatin, atorvastatin, rosuvastatin).
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng chuyển hóa?
Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu hoặc đo huyết áp để chẩn đoán bạn có bị hội chứng chuyển hóa hay không. Bạn sẽ có thể mắc phải hội chứng này nếu bác sĩ nhận thấy có sự kết hợp của các yếu tố nguy cơ như:
Quá nhiều mỡ ở vùng eo (bụng), vòng eo ở nam hơn 102 cm, vòng eo nữ hơn 80 cm.
Lượng trilyceride trong máu cao (trên 150mg/dl).
Lượng HDL thấp: lượng HDL này thấp hơn 40mg/dl ở nam và 50mg/dl ở nữ.
Huyết áp cao (trên 130/85 mmHg) và đường huyết cao (trên 100 mg/dl).;

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt Bệnh Hội chứng chuyển hóa

Bệnh Hội chứng chuyển hóa

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của hội chứng chuyển hóa?
Hội chứng chuyển hóa có thể được hạn chế nếu bạn:
Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.
Giảm cân và tập thể dục thường xuyên. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn kiêng cũng như bài tập phù hợp với sức khỏe của bạn.
Thường xuyên đo huyết áp và làm xét nghiệm máu để theo dõi đường huyết.
Tập thể dục.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Siêu vi trùng West Nile là một bệnh lây nhiễm do muỗi mang bệnh gây ra. Virus thuộc họ flavivirus, được tìm thấy ở nhiều nơi trong tự nhiên, truyền bệnh cho nhiều loài chim và một số loài động vật có vú. Siêu vi trùng West Nile có thể gây ra các bệnh
  • 17-10-2018

    Sưng đầu gối, hay còn gọi là đau đầu gối, là tình trạng đầu gối bị sưng do chất lỏng dư thừa tích tụ trong hoặc xung quanh khớp gối. Tình trạng sưng khớp có thể do chấn thương dây chằng, sụn, xương, hoặc các cấu trúc xung quanh khớp. Sưng có thể xảy

  • 28-05-2018
    Rỗng tủy sống là khi trong tủy sống phát triển các khoang hoặc khối u đè lên dây thần kinh. Trong tủy sống và não của bạn có chất dịch lỏng lưu thông để trao đổi chất dinh dưỡng được gọi là dịch não tủy. Khi dịch não tủy này tích lại thành các khoang
  • 28-05-2018
    Bệnh Zona là kết quả của sự tái hoạt động của vi-rút herpes zoster. vi-rút này cũng chính là tác nhân gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em. Tổn thương bệnh là những mảng phát ban gây đau mà người ta thường gọi là bệnh Zona (giời leo). Tất cả những ai đã từng
  • 28-05-2018
    Bệnh cúm là một bệnh lây nhiễm virut cúm lan truyền nhanh trên thế giới trong các mùa dịch cúm và gây nên gánh nặng về kinh tế do chi phí nằm viện điều trị và chăm sóc y tế cũng như nghỉ việc do bị bệnh. Bệnh cúm nguy hiểm là do tính lây lan nhanh và
  • 28-05-2018
    Kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do một loại amíp hoặc do vi khuẩn Shigella gây ra. Hầu hết nhiễm trùng ở dạng mang mầm bệnh không triệu chứng, một số biểu hiện ở dạng tiêu chảy nhẹ kéo dài, hoặc trầm trọng hơn là lỵ tối cấp. Biểu hiện lâm