Hẹp hậu môn ở trẻ sơ sinh

Nếu con bạn bị hẹp hậu môn, nó có nghĩa là đại tràng hoặc một phần của ruột già của bé đã không được hình thành đúng cách, bị tắc hoặc rất hẹp. Một số trẻ còn không có lỗ hậu môn.nĐại tràng là bộ phận hiếm khi bị hẹp nhất trong đường tiêu hóa. Bé cần

Bệnh Hẹp hậu môn ở trẻ sơ sinh là gì?

Trẻ bị hẹp hậu môn khi đại tràng hoặc một phần ruột già của bé đã không được hình thành đúng cách, bị tắc hoặc rất hẹp. Một số trẻ còn không có lỗ hậu môn.
Đại tràng là bộ phận hiếm khi bị hẹp nhất trong đường tiêu hóa. Bé cần phải được điều trị ngay vì đây là một tình trạng rất nghiêm trọng. Điều trị chủ yếu là phẫu thuật.

bệnh hẹp hậu môn ở trẻ sơ sinh
Hẹp hậu môn ở trẻ sơ sinh. (Ảnh minh họa)

Triệu chứng của Hẹp hậu môn ở trẻ sơ sinh

Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của hẹp hậu môn ở trẻ sơ sinh:

  • Không có lỗ hậu môn
  • Lỗ hậu môn ở vị trí không đúng, chẳng hạn như quá gần với âm đạo
  • Có màng che đi lỗ hậu môn
  • Ruột không nối liền với hậu môn
  • Đường ruột và đường tiểu kết nối với nhau, phân có thể đi qua đường tiểu
  • Không đi phân trong vòng 24 - 48 giờ sau khi sinh ra
  • Chướng bụng
  • Trực tràng kết nối bất thường, hoặc xuất hiện lỗ rò, với đường tiểu hoặc hệ sinh sản
  • Nôn mửa.

Trẻ sơ sinh bị hẹp hậu môn còn có thể mắc phải các dị tật khác như: Dị tật thận hoặc đường tiểu, cột sống bất thường, dị tật khí quản, dị tật thực quản, dị tật tay và chân, hội chứng Down, bệnh Hirschsprung, hẹp tá tràng, dị tật tim bẩm sinh.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu con có bất kỳ triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, bạn cần đưa trẻ đi khám hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Nhi hoặc Hậu môn trực tràng trên hệ thống Khám từ xa Wellcare để lựa chọn được phương án thích hợp nhất, do cơ địa mỗi bé là khác nhau.

Nguyên nhân gây Hẹp hậu môn ở trẻ sơ sinh

Vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh. Tình trạng này có thể do khiếm khuyết gen di truyền. Đây là một dị tật bẩm sinh phát triển khi trẻ chưa được sinh ra, thường xảy ra từ tuần 5 đến tuần 7 của thai kỳ. Trong thời gian này, hệ thống tiêu hóa của trẻ sẽ phát triển và cụ thể hơn hậu môn sẽ hình thành.

Nguy cơ mắc bệnh Hẹp hậu môn ở trẻ sơ sinh

Bệnh tương đối phổ biến, trong 5000 trẻ sơ sinh thì có 1 trẻ mắc bệnh. Bệnh xảy ra ở bé trai nhiều hơn bé gái. Hẹp hậu môn có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy gọi bác sĩ để biết thêm thông tin.

Chẩn đoán hẹp hậu môn ở trẻ sơ sinh

Trước khi sinh, bạn có thể siêu âm để kiểm tra xem có bất kỳ dấu hiệu tắc nghẽn nào trong hệ thống tiêu hóa cũng như các bất thường khác của thai nhi không. Nếu thai có quá nhiều nước ối, đây có thể là dấu hiệu của hẹp hậu môn hoặc tắc nghẽn khác trong đường tiêu hóa của bé.
Bệnh thường được chẩn đoán ngay sau khi sinh bằng cách tầm soát. Các bác sĩ sẽ kiểm tra dạ dày và lỗ hậu môn của trẻ. Phương pháp chụp X-quang bụng và siêu âm sẽ cho ra chẩn đoán chính xác.
Điều quan trọng là phải kiểm tra những bất thường khác liên quan đến tình trạng này để có phương án điều trị phù hợp. Các xét nghiệm được sử dụng có thể bao gồm: chụp X-quang và siêu âm cột sống, siêu âm tim và chụp cộng hưởng từ (MRI).

Điều trị Hẹp hậu môn ở trẻ sơ sinh

Hầu hết các trường hợp đều được điều trị bằng cách phẫu thuật để mở lỗ hậu môn bị tắc. Tùy thuộc vào mức độ hẹp của hậu môn, bác sĩ phẫu thuật sẽ chọn một trong số phương pháp điều trị thích hợp sau đây:

  • Phẫu thuật nối hậu môn với ruột nếu ruột không nối liền với hậu môn.
  • Tạo hình hậu môn để chuyển hậu môn đến đúng vị trí nếu đường ruột và đường tiểu kết nối với nhau.
  • Tạo hậu môn giả trên thành bụng để cho phép phân thải ra một túi bên ngoài cơ thể.
  • Bác sĩ có thể cho bé dùng thuốc để giảm đau, ví dụ như etaminophen.

Chăm sóc trẻ bị hẹp hậu môn

  • Nhớ tái khám thường xuyên để kiểm tra tình trạng của con bạn.
  • Thay đổi chế độ ăn uống và mức độ hoạt động của trẻ, đồng thời tạo cho trẻ thói quen đi vệ sinh thích hợp để làm giảm táo bón hoặc đi phân không tự chủ.
  • Giúp con học cách sử dụng hậu môn giả.
  • Sử dụng các thiết bị để kích thích các dây thần kinh trong ruột.
  • Thực hiện thêm phẫu thuật khác để cải thiện khả năng kiểm soát ruột, nếu cần thiết.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy gọi bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 01-09-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Hội chứng Klinefelter (nam XXY hoặc nam 47,XXY) là một rối loạn di truyền ở nam giới, người bệnh có một cặp nhiễm sắc thể giới tính X thay vì chỉ có một nhiễm sắc thể X. Bệnh có thể ảnh hưởng đến các giai đoạn phát triển khác nhau – thể chất, ngôn ngữ
  • 28-05-2018
    Viêm họng mạn tính là tình trạng viêm mạn tính niêm mạc họng (được cấu tạo bởi lớp liên bào, tuyến nhầy và nang lympho), rất hay gặp. Bệnh thường phối hợp với các bệnh viêm mũi, xoang mạn tính, viêm thanh, khí phế quản mạn tính. Viêm họng mạn tính thể
  • 08-06-2018
    Tắc động mạch trung tâm võng mạc là một cấp cứu tối khẩn cấp trong nhãn khoa, cần phải xử trí ngay trong những phút đầu tiên. Bệnh nặng vì: Sẽ dẫn tới mù khó hồi phục. Là biểu hiện của một bệnh toàn thân
  • 28-05-2018
    Viêm bao quy đầu hay còn gọi là viêm quy đầu. Đây là tình trạng sưng, đau nhức hoặc khó chịu ở đầu dương vật. Bệnh này thường xảy ra ở người không cắt bao quy đầu.
  • 28-05-2018
    Bệnh van động mạch chủ bao gồm bệnh hẹp van động mạch chủ và bệnh hở van động mạch chủ:nỞ bệnh hẹp van động mạch chủ: van tim trở nên dày và hẹp hơn nên tim phải làm việc nhiều hơn để đẩy máu qua van, vì vậy lượng máu dẫn lưu khắp cơ thể bị ít đi. Bác
  • 28-05-2018
    Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), ung thư là sự tăng trưởng không được kiểm soát và sự xâm lấn lan rộng của tế bào. Ung thư là một bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích bởi các tác nhân gây ung thư thì tế bào tăng sinh một cách vô hạn, không