Triệu chứng bệnh mề đay

Triệu chứng bệnh mề đay thường gặp là nổi các mảng sẩn phù và ngứa ngáy. Nhiều người khi có những biểu hiện của bệnh lại chủ quan không đi khám hoặc tự ý mua thuốc điều trị tại nhà. Điều này đã gây ảnh hưởng tới mức độ và tình trạng bệnh.

Mề đay là bệnh ngoài da thường tiến triển kéo dài và hay tái phát. Triệu chứng thường gặp khi bị bệnh khá rõ ràng:

– Ngứa trên da: Đây là triệu chứng đầu tiên khi bị mề đay. Người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu kèm theo nóng rát. Khi ngứa, người bệnh thường xuyên gãi, càng gãi càng ngứa có thể gây trầy xước da, nhiễm trùng.

Triệu chứng bệnh mề đay

Khi bị bệnh mề đay sẽ thấy những triệu chứng ngứa, nổi những mảng sẩn phù, ngứa ngáy khó chịu

– Nổi các nốt sẩn phù: Sau khi ngứa, bề mặt bị bệnh nổi các nốt sẩn phù rõ rết, nổi gồ trên bề mặt với kích thước to, nhỏ khác nhau. Những triệu chứng bệnh mề đay này có thể xuất hiện ở một hoặc nhiều vị trí trên cơ thể cũng có thể lan ra toàn thân. Hoặc cũng có thể nổi ở chỗ này và lặn ở chỗ khác.

– Các thương tổn mề đay nếu xuất hiện ở niêm mạc đường hô hấp có thể gây khó thở, ở niêm mạc dạ dày có thể gây đau bụng từng cơn, phù ở lưỡi, thanh toản có thể gây suy hô hấp phải cấp cứu kịp thời.

Chính vì thế, khi thấy những triệu chứng của bệnh mề đay, người bệnh cần hết sức lưu ý, nên đi khám để chẩn đoán chính xác bệnh. Từ đó mới có phương pháp chữa trị phù hợp, hiệu quả cao.

Triệu chứng bệnh mề đay

Theo các chuyên gia y tế, bệnh mề đay do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như di truyền, cơ địa dị ứng với các dị nguyên như thực phẩm, thời tiết, dị ứng với các loại thuốc, côn trùng cắn…Bệnh mề đay thường tiến triển thành từng đợt và gây nhiều phiền toái cho người bệnh trong cuộc sống sinh hoạt. Vì thế ngay từ khi mới thấy những triệu chứng mề đay xuất hiện trên da, người bệnh cần đi khám để điều trị sớm.

Để điều trị mề đay cần loại bỏ các yếu tố gây bệnh như thức ăn, một số thuốc có thể gây dị ứng, tránh sử dụng gia vị, rượu, bia, cà phê, trà đặc…

Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể của mỗi người mà có cách chữa mề đay phù hợp. Ở giai đoạn mề đay cấp tính có thể sử dụng giấm thanh pha với nước ấm để tắm. Trường hợp mề đay mạn tính thường liên quan đến các bệnh lý nội khoa nên bệnh nhân cần đến trực tiếp cơ sở y tế để bác sĩ chẩn đoán căn nguyên gây bệnh và đưa ra cách chữa trị phù hợp.

Mặc dù mề đay là bệnh khó điều trị dứt điểm và thường tiến triển thành mạn tính nhưng việc phát hiện và chữa trị sớm sẽ giúp kiểm soát tốt mầm bệnh. Đồng thời giúp làm giảm các triệu chứng mề đay, cải thiện sớm bệnh và ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

- 28-05-2018 -