Tình trạng kháng Insulin

Bệnh tiểu đường typ II ngày càng phổ biến và trở thành một vấn đề đáng quan tâm. Nhưng liệu bạn đã hiểu rõ về cơ chế gây bệnh cũng như tình trạng kháng Insulin – một yếu tố liên quan mật thiết đến bệnh?

Insulin là một loại hormone hoạt động giống như một chiếc chìa khóa. Nó mở khóa để các tế bào của bạn có thể sử dụng glucose (một loại đường) để tạo ra năng lượng. Đôi khi, quá trình này không hoạt động, khiến cho lượng glucose tích lũy trong máu của bạn, ngay cả khi cơ thể đã tạo ra nhiều Insulin hơn. Các nhà khoa học đã đưa ra một vài ý tưởng khác nhau nhưng họ vẫn chưa khẳng định được lí do tại sao các tế bào ngừng đáp ứng.

Tình trạng kháng Insulin
Triệu chứng
Tình trạng kháng Insulin
Thông thường bạn sẽ không có bất cứ triệu chứng gì. Bạn có thể đã xuất hiện tình trạng này trong một thời gian dài mà không hề hay biết. Những người bị kháng Insulin mức độ nặng có thể xuất hiện những mảng tối màu trên da cổ, khuỷu tay, đầu gối, bàn tay vá nách.

Yếu tố nguy cơ

Tình trạng kháng Insulin
Bạn sẽ có nguy cơ cao bị kháng Insulin nếu bạn bị thừa cân, không tập luyện thể thao, huyết áp cao hoặc hút thuốc lá.

Những vấn đề tim mạch

Tình trạng kháng Insulin
Một số vấn đề về tim mạch có thể làm tăng nguy cơ kháng Insulin, bao gồm nồng độ HDL (choleterol “tốt”) thấp, nồng độ triglycerid cao, bệnh lí tim mạch, tiền sử đột quỵ và bệnh mạch máu ở cổ hoặc cẳng chân.

Tiền sử gia đình

Tình trạng kháng Insulin
Nếu cha, mẹ, anh chị em của bạn bị tiểu đường typ II, bạn sẽ có nguy cơ cao kháng Insulin, đặc biệt là khi mang thai bạn, mẹ của bạn bị tiểu đường thai kì.

Chẩn đoán

Tình trạng kháng Insulin
Xét nghiệm kiểm tra tình trạng kháng Insulin tương đối phức tạp, vì vậy, bác sĩ có thể cho bạn làm xét nghiệm tiền tiểu đường (đường huyết cao hơn bình thường). Nó có thể xác định lượng đường huyết sau ăn 2h hoặc lượng đường huyết trung bình của bạn trong vài tháng trước. Nếu 2 chỉ số này tăng hơn bình thường có thể chỉ ra tình trạng kháng Insulin.

Kháng Insulin có thể chuyển thành tiểu đường

Tình trạng kháng Insulin
Rất khó khăn để tuyến tụy có thể sản xuất thêm đủ Insulin đáp ứng việc sử dụng đường của tế bào. Thậm chí, các tế bào có thể đẩy Insulin ra ngoài, dẫn đến tiền tiểu đường và tiểu đường typ II. Nếu bạn phát hiện kháng Insulin sớm và thay đổi lối sống, bạn có thể hoàn toàn khắc phục được tình trạng này.

Chế độ ăn hợp lí

Tình trạng kháng Insulin
Giảm đường, ngũ cốc tinh luyện và mỡ động vật; tăng cường rau củ quả và ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp bạn có trọng lượng hợp lí. Đồng thời cùng với ăn giảm muối, nó còn giúp bạn giảm nguy cơ kháng Insulin, đặc biệt nếu bạn giảm cân và tập luyện đều đặn. Các nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên quan giữa nống độ vitamin D thấp với sự sử dụng Insulin không hợp lí của cơ thể.

Tập luyện

Tình trạng kháng Insulin
Tập luyện có thể giúp bạn ngăn ngừa tình trạng kháng Insulin. Cũng giống như chế độ ăn lành mạnh, tập luyện giúp bạn giảm cân. Bên cạnh đó, nó còn giúp các tế bào sử dụng Insulin tốt hơn, đặc biệt là các tế bào cơ. Bạn nên duy trì tập luyện ít nhất 20 – 30 phút mỗi ngày các bài tập vừa phải, và hầu hết các ngày trong tuần.

Thuốc

Tình trạng kháng Insulin
Thay đổi lối sống là cách tốt nhất để điều trị kháng Insulin nhưng nếu bạn gặp phải vấn đề này và rất có thể là tiểu đường typ II, bác sĩ có thể cho bạn dùng Metformin. Thuốc này có thể phòng ngừa và làm chậm tiến triển của tiểu đường typ II ở những người trẻ tuổi; làm giảm nguy cơ phát triển thành tiểu đường typ II ở những phụ nữ bị tiểu đường thai kì.

Hội chứng rối loạn chuyển hóa

Tình trạng kháng Insulin
Kháng Insulin cũng là một loại rối loạn chuyển hóa. Những người bị hội chứng rối loạn chuyển hóa có ít nhất 3 trong số các vấn đề sau: vòng bụng lớn, tăng trigycerid, hạ HDL, cao huyết áp và tăng đường huyết. Các vấn đề trên làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường, các bệnh lí tim mạch và đột quỵ.

Các bệnh lí liên quan

Tình trạng kháng Insulin
Những người bị kháng Insulin có mức đáp ứng viêm của cơ thể cao hơn một chút. Tình trạng này có liên quan đến các bệnh lí tim mạch, hình thành cục máu đông, bệnh thận, bệnh gan, hội chứng buồng trứng đa nang và viêm khớp dạng thấp.

- 28-05-2018 -