Tác dụng của gel nha đam trong trị sẹo

Gel nha đam (lô hội) được tách ra từ lá cây nha đam. Con người đã sử dụng nha đam để chữa các bệnh viêm nhiễm da, bỏng, vết thương nhỏ và các vấn đề về da khác từ hàng thế kỉ nay. Nhờ những thành phần có đặc tính nhẹ nhàng, giữ ẩm và chữa lành vết thương, gel nha đam có thể được dùng để bôi lên các vết sẹo và giúp da nhanh chóng mờ sẹo và cũng giúp làm giảm kích thích lên da.

Tầm quan trọng của gel nha đam

Sẹo là kết quả của sự lành vết thương trên da sau khi gặp phải một chấn thương phá hủy bề mặt da như vết cắt hay trầy xước. Kích cỡ, hình dạng, màu sắc hay mức độ nghiêm trọng của vết sẹo phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, màu da, di truyền hay một số bệnh lý về da đang mắc phải. Trong khi chưa có một cách trị liệu đặc hiệu nào có thể làm sẹo biến mất thì việc thoa gel của lá nha đam lên da sẽ giúp bạn giảm mức độ của sẹo, ngoài ra còn giúp da bạn giữ ẩm khi nó lành hẳn.

Công dụng

Nha đam có chứa nhiều thành phần chống viêm giúp giảm kích ứng da, giúp cho vết thương loại bỏ vùng da chết rõ rệt. Nha đam còn có thể làm giảm sưng, chữa lành da tổn thương, tái tạo da mới khỏe mạnh hơn. Chúng có thể tác động sâu vào da để dưỡng ẩm cho da và làm tăng lượng collagen có trong da để đẩy nhanh quá trình liền vết thương.

Tác dụng của gel nha đam trong trị sẹo
Sản phẩm

Nha đam có thể được tìm thấy trong rất nhiểu sản phẩm điển hình, bao gồm gel, thuốc mỡ, kem dưỡng da hay bạn cũng có thể tự làm nó tại nhà. Để làm mờ sẹo, hãy bôi loại sản phẩm chứa nha đam mà bạn lựa chọn trực tiếp lên vùng da có sẹo từ 3 đến 4 lần 1 ngày hoặc làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Lưu ý khi dùng

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng nếu thoa gel nha đam lên vết thương hở, nó sẽ làm chậm quá trình lành vết thương, thâm chí còn gây ra mẩn ngứa hay mẩn đỏ tại vùng da chịu tác động. Hiện nay cần phải có thêm các nghiên cứu để làm rõ các tác dụng không mong muốn này của nha đam, vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng chúng.

Chú ý

Mặc dù hầu hết việc sử dụng nha đam đều cho kết quả an toàn, nhưng nếu bạn đang mang thai hay cho con bú, đừng dùng chúng mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Nếu bạn dị ứng với hành, tỏi, hoa tuy-líp hay bất cứ loại hoa nào họ loa kèn thì rất có thể bạn cũng sẽ dị ứng với nha đam. Vì vậy, hãy tìm hiểu thêm thông tin về trường hợp này, và nếu thấy bị dị ứng, bạn hãy dừng sử dụng nha đam ngay lập tức.

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan