Phiền toái khi mắc bệnh u hạt nhiễm khuẩn

U hạt nhiễm khuẩn là một bệnh lý xảy ra sau khi có tổn thương da, tuy nó không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng cũng rất phiền. Ngoài việc điều trị chống nhiễm trùng còn phối hợp với phương pháp đốt lase.

U hạt nhiễm khuẩn là một bệnh lý xảy ra sau khi có tổn thương da, thường xuất hiện dưới dạng u nhỏ, tròn, màu đỏ, rất dễ xuất huyết do có chứa nhiều mạch máu.

Những u dạng này thường chủ yếu xuất hiện ở trẻ nhỏ và thanh niên, tuy nhiên nó có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Đây cũng là bệnh khá phổ biến ở phụ nữ mang thai do sự thay đổi về nội tiết tố dẫn đến sự hình thành của những u hạt trên da.

U hạt nhiễm khuẩn thường khởi đầu là một tổn thương trên da, sau đó phát triển nhanh chóng thành các u nhỏ và kéo dài trong khoảng vài tuần. Các khối u nhỏ được hình thành có màu đỏ và thường nhỏ hơn 2 cm. Bề mặt u có thể trơn nhẵn, đôi khi sần sùi thô ráp, đặc biệt nó có thể gây xuất huyết nhiều.

Đây là những khối u lành và có thể loại bỏ bằng nhiều phương pháp.

Các vị trí thường xuất hiện của u hạt nhiễm khuẩn

Các vị trí chủ yếu của u hạt:

  • Bàn tay
  • Ngón tay
  • Cánh tay
  • Mặt
  • Cổ

Ngoài ra, chúng có thể xuất hiện ở:

  • Môi
  • Mí mắt
  • Lưng
  • Bộ phận sinh dục
Phiền toái khi mắc bệnh u hạt nhiễm khuẩn

Trong những trường hợp hiếm gặp, chúng có thể phát triển trong giác mạc hoặc kết mạc mắt. Ở phụ nữ mang thai, các u hạt nhiễm khuẩn thường mọc trên lợi và được gọi với tên “u hạt thai nghén”.

Nguyên nhân gây u hạt nhiễm khuẩn

Những u hạt dạng này thường xuất hiện sau những tổn thương trên da, tuy nhiên nguyên nhân hiện chưa được làm rõ. Các nguyên nhân khác gây bệnh u hạt nhiễm khuẩn bao gồm các tổn thương do rệp cắn hoặc do vết cào gãi trên da thường xuyên. Sự thay đổi về nội tiết tố trong thai kỳ cũng góp phần gây nên căn bệnh này. Một số thuốc cũng có khả năng gây u hạt nhiễm khuẩn bao gồm:

  • Indinavir sulfat (Crixivan)
  • Isotretinoin (Accutane)
  • Acitretin (Soriatane)
  • Một số thuốc viên tránh thai

Biến chứng

Các khối u hạt nhiễm khuẩn thường là lành tính. Xuất huyết thường xuyên là biến chứng phổ biến nhất của căn bệnh này. Tuy nhiên, u hạt vẫn có thể tái phát trở lại ngay cả khi đã được loại bỏ. Theo the American Osteopathic College of Dermatology (AOCD), u hạt nhiễm khuẩn thường bị tái phát trong một nửa số ca bệnh, nhất là ở những người trẻ tuổi những đối tượng thường bị u hạt ở phần lưng trên. Trong một số trường hợp hiếm, các tổn thương có thể xuất hiện ở khu vực nơi u hạt đã bị loại bỏ. Nếu u hạt không được loại bỏ hoàn toàn, phần còn sót lại có thể lan đến những mạch máu tại vị trí đó.

Chẩn đoán

Việc chẩn đoán mắc u hạt nhiễm khuẩn phụ thuộc vào hình dạng bên ngoài của nó. Bác sỹ có thể dùng phương pháp sinh thiết để chẩn đoán được liệu khối u nhỏ trên da đó là u lành tính, ác tính hay là một bệnh tương tự nào khác như ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư tế bào đáy hay u sắc tố da.

Điều trị

Phương pháp điều trị u hạt nhiễm khuẩn phụ thuộc vào kích thước khối u và vị trí xuất hiện của nó trên cơ thể.

Các khối u hạt kích thước nhỏ

Các khối u hạt nhỏ không cần thiết phải điều trị mà nó sẽ tự biến mất sau một thời gian.

Các khối u hạt kích thước lớn

Khi các khối u có kích thước lớn hơn, bác sỹ có thể sử dụng biện pháp cạo nhẹ khối u và sử dụng nhiệt để đốt. Việc đốt các khối u giúp cầm máu và phòng nguy cơ khối u phát triển to lên.

Theo AOCD, biện pháp hiệu quả nhất để loại bỏ khối u hạt là phẫu thuật lấy hết toàn bộ khối u và khâu lại vết thương. Ngoài ra, bác sỹ có thể sử dụng một chất hóa học như bạc nitrate để giúp cầm máu vết thương.

Khối u cũng có thể được loại bỏ bằng phương pháp phẫu thuật laser.

Không nên tự ý cậy và loại bỏ khối u có thể gây những biến chứng rất nguy hiểm.

Các khối u hạt ở mắt

U hạt nhiễm khuẩn mọc ở mắt có thể được loại bỏ bằng cách phẫu thuật hoặc điều trị bằng thuốc mỡ có chứa corticosteroid để giúp làm giảm viêm.

U hạt nhiễm khuẩn khi mang thai

Trường hợp phụ nữ có thai mắc bệnh u hạt nhiễm khuẩn, bác sỹ sẽ khuyến cáo bà bầu nên đợi một thời gian để xem khối u có tự biến mất sau khi sinh con hay không. Đây là cách để đảm bảo an toàn nhất cho sự phát triển của thai nhi. Sau khi sinh, nếu khối u không mất đi, bác sỹ sẽ áp dụng những biện pháp điều trị nêu trên.

Phiền toái khi mắc bệnh u hạt nhiễm khuẩn

Các phương pháp điều trị mới

Các nhà khoa học hiện nay đang nghiên cứu về các liệu pháp điều trị không xâm lấn đối với bệnh u hạt nhiễm khuẩn, đặc biệt cho đối tượng trẻ em. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy sử dụng một loại thuốc bôi da có tên là timolol để bôi lên khối u có hiệu quả tốt trong việc làm giảm dần kích thước khối u mà không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào.

Tóm lại

U hạt nhiễm khuẩn là một dạng u lành tính, tuy nhiên nó có thể gây khá nhiều phiền toái cho người bệnh nhất là khi khối u bị xuất huyết. Ngoài ra, những khối u này cũng bị ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ bên ngoài. Do vậy, nếu bạn gặp bất cứu vấn đề rắc rối nào với căn bệnh này, hãy trao đổi với bác sỹ để lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp cho bạn. 

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan