Mẹo nhỏ tránh hạ đường huyết ở người bệnh đái tháo đường

Hạ đường huyết là tác dụng phụ thường gặp nhưng rất nguy hiểm của bệnh đái tháo đường. Những mẹo nhỏ được Viện Y học ứng dụng Việt Nam tổng hợp có thể giúp bạn kiểm soát đường huyết của mình một cách hiệu quả nhất.

Nguyên nhân gây hạ đường huyết

Mẹo nhỏ tránh hạ đường huyết ở người bệnh đái tháo đường
Uống một số thuốc điều trị đái tháo đường, bỏ bữa, không cung cấp đủ tinh bột, hoặc tập luyện quá nhiều có thể làm đường huyết của bạn mất cân bằng, gây hạ đường huyết. Mất ngủ và uống nhiều rượu cũng liên quan đến mức đường huyết thấp. Khi đường huyết của bạn tụt xuống mức quá thấp không đủ để duy trì các chức năng bình thường (hầu hết ở mọi người là dưới 70 mg/ dl), sẽ gây ra những triệu chứng hạ đường huyết khác nhau tùy mức độ nghiêm trọng.

Một số người bị những cơn hạ đường huyết lặp lại mà không có dấu hiệu cảnh báo, theo Michael Bergman, MD, bác sĩ nội tiết và giáo sư lâm sàng y khoa tại Trung tâm y tế NYU Langone. Tình trạng này được gọi là hạ đường huyết không nhận thức được, bạn bị tiểu đường càng lây thì nó càng hay gặp.

Ở những trường hợp bị hạ đường huyết nhẹ, bạn có thể cảm thấy đói, mệt lả, bồn chồn, lo lắng và có da lạnh ẩm. Nhiều người còn mô tả họ cảm thấy tim đập rất nhanh. Đường huyết có thể hạ thấp vào ban đêm, gây ra những cơn ác mộng và vã mồ hôi về đêm.

Hạ đường huyết mức trung bình có thể gây thay đổi về hành vi, khiến bạn cảm thấy sợ hãi, bối rối hoặc tức giận. Nó có thể gây ra nhìn mờ, nói lắp và các vấn đề về thăng bằng và đi lại. Thậm chí một người có thể nhầm lẫn rằng bạn đang bị say rượu.

Nếu không được điều trị cấp cứu, hạ đường huyết nặng có thể dẫn đến ngất, co giật, tổn thương não, tim không hồi phục hoặc hôn mê, thậm chí là tử vong.

Ăn nhẹ

Mẹo nhỏ tránh hạ đường huyết ở người bệnh đái tháo đường
Nếu bạn đọc được chỉ số đường huyết thấp trên máy (dưới 70 mg/ dl), hãy ăn hoặc uống gì đó tương đương với 15 gam cacbohydrat tác động nhanh (ví dụ như 120 ml nước trái cây). Mặc dù bạn cảm thấy vẫn ổn nhưng cũng không nên chờ đợi những triệu chứng của hạ đường huyết xảy ra. Hãy nghỉ ngơi và kiểm tra đường huyết lại sau 15 phút. Nếu nó vẫn ở mức thấp, hãy lặp lại quy trình này cho đến khi đường huyết của bạn trở lại khoảng lành mạnh. Hãy chắc chắn rằng đường huyết của bạn trở lại bình thường trước bữa ăn tiếp theo, theo lời khuyên của Elizabeth Halprin, Bác sỹ, giám đốc lâm sàng về bệnh tiểu đường tại Trung tâm Tiểu đường Joslin và giảng viên y khoa tại Trường Y Harvard. Nếu bữa ăn tiếp theo của bạn còn cách xa hơn 1 giờ, hãy ăn một phần thức ăn nhẹ có tinh bột để tránh bị hạ đường huyết một lần nữa.

Dự trữ những đồ ăn nhẹ trong túi

Mẹo nhỏ tránh hạ đường huyết ở người bệnh đái tháo đường
Hạ đường huyết ở mức độ nhẹ có thể điều trị nhanh chóng bằng ăn hoặc uống một lượng thức ăn nhỏ giàu glucose, hoặc tương đương với 15 gam cacbohydrat. Đừng ra ngoài mà quên mang theo những đồ ăn có chứa 15 – 20 gam cacbohydrat tác động nhanh, tương đương với 3 hoặc 4 viên đường glucose, 4 hoặc 5 chiếc bánh quy mặn, 5 hoặc 6 miếng kẹo cứng, 2 thìa nho khô, một phần gel glucose, một nửa cốc nước ép trái cây hoặc soda, một ly sữa hoặc một muỗng canh mật ong.

Điều trị hạ đường huyết trước khi lái xe

Mẹo nhỏ tránh hạ đường huyết ở người bệnh đái tháo đường
Nếu bạn có tình trạng hạ đường huyết không nhận thức được và không nhận ra các triệu chứng này đến khi nó rõ ràng, hãy nhờ một ai đó lái xe thay vì tự lái. Cũng như bạn không nên lái xe khi đang buồn ngủ, nếu bị bệnh tiểu đường, bạn không bao giờ nên đi đường khi đói. Kiểm tra lượng đường trong máu của bạn trước khi khởi động động cơ. Nếu nó không trong phạm vi mục tiêu, hãy xử lí nó, sau đó chờ đợi 15 phút và kiểm tra lại để chắc chắn rằng bạn tốt để có thể lái xe. Để bảo vệ thêm, ăn một bữa ăn nhẹ giàu năng lượng (ví dụ như một quả táo nhỏ) trước chuyến đi của bạn. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng hạ đường huyết nào trong khi lái xe, hãy dừng lại ngay lập tức và gọi sự trợ giúp.

Mang theo bộ tiêm glucagon

Mẹo nhỏ tránh hạ đường huyết ở người bệnh đái tháo đường
Khi đường huyết hạ xuống mức quá thấp, bạn không thể ăn uống cái gì đó để bù lại được. Khi đó, bạn sẽ cần một mũi tiêm glucagon, bác sĩ Bergman giải thích. Glucagon là một hóc-môn giúp tăng đường huyết nhanh chóng. Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn sử dụng bộ tiêm glucagon, và bạn nên mang theo nó để có thể kiểm soát đường huyết một cách tốt nhất.

Tự kiểm tra đường huyết

Mẹo nhỏ tránh hạ đường huyết ở người bệnh đái tháo đường
Cách duy nhất để biết chắc chắn lượng đường trong máu của bạn đang ở mức quá thấp là tự kiểm tra đường huyết của mình. Để có được kết quả chính xác nhất, hãy chắc chắn để giữ cho thiết bị của bạn ở nhiệt độ phòng, kiểm tra ngày hết hạn của tất cả các dụng cụ, và rửa tay với nước ấm, xà phòng và làm khô chúng trước khi chích ngón tay của bạn. Độ ẩm, que thử đã hết hạn, và các ngón tay ướt có thể làm cho kết quả xét nghiệm của bạn không đáng tin cậy. Theo dõi kết quả của bạn, và cung cấp cho bác sĩ các thông tin này ở lần tái khám tiếp theo.

- 28-05-2018 -