Các cặp tác nhân dị ứng hay đi kèm với nhau

Bạn đang ở trong bếp và ăn một miếng dưa, bỗng nhiên miệng của bạn trở nên ngứa rồi môi và lưỡi bắt đầu hơi sưng và đau nhói. Bạn có biết rằng mình đang bị dị ứng với cỏ phấn hương hay không. Hai tác nhân dị ứng này liệu có liên quan gì đến nhau?

Theo Bryan Martin – chủ tịch của Đại học về dị ứng, hen và miễn dịch Hoa Kỳ, hiện tượng bạn gặp phải chính là hội chứng dị ứng miệng. Các protein trong trái dưa có cấu trúc tương tự như protein trong cỏ phấn hương, do vậy khi ăn phải những protein này bạn sẽ xuất hiện phản ứng dị ứng nhẹ. Ngoài ra, chuối, dưa chuột, bí xanh và trà hoa cúc La Mã cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng nhẹ nếu bạn bị dị ứng với cỏ phấn hương.

Khác với các trường hợp dị ứng thực phẩm thật sự với các triệu chứng điển hình là mày đay, rối loạn tiêu hóa và trong một số trường hợp bị sốc phản vệ (có thể gây nguy hiểm đến tính mạng), hội chứng dị ứng miệng thường chỉ gây khó chịu tại môi và miệng. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng tiến triển nặng hơn, hãy đi khám ngay để biết được bạn có đang bị dị ứng thực phẩm nặng hay không.

Dưới đây là các cặp tác nhân có thể gây ra các phản ứng dị ứng tương tự như nhau:

Sữa bò và thịt bò

Các cặp tác nhân dị ứng hay đi kèm với nhau

Nếu bạn bị dị ứng với sữa, việc ăn một chiếc bánh burger không kèm pho mát cũng chưa chắc đã thật sự an toàn. Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng bơ sữa và thịt thuộc các danh mục thực phẩm hoàn toàn khác nhau, ngay cả khi đều có nguồn gốc từ bò. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của bác sỹ Scott Sicherer thuộc khoa dị ứng và miễn dịch bệnh viện Mount Sinai ở New York, khoảng 10% những người bị dị ứng với sữa bò cũng sẽ gặp các phản ứng tương tự khi ăn thịt bò.

Cao su latex và quả kiwi

Các cặp tác nhân dị ứng hay đi kèm với nhau

Nghe thì có vẻ kỳ lạ nhưng bạn nên nhớ rằng latex là một sản phẩm từ cao su, tức là có nguồn gốc từ thực vật, theo lời giáo sư William Silvers tại đại học Colorado. Cũng giống như trái dưa và cỏ phấn hương, những người bị dị ứng với latex có thể gặp phải hội chứng dị ứng miệng khi ăn quả kiwi. Ngoài ra, việc ăn chuối và quả bơ cũng có thể là một vấn đề đối với những đối tượng này.

Lạc và các loại đậu

Các cặp tác nhân dị ứng hay đi kèm với nhau

Theo nghiên cứu của Sicherer, nếu bạn bị dị ứng với lạc, bạn sẽ có khoảng 5% nguy cơ cũng bị dị ứng với các loại đậu Hà Lan, đậu lăng và các loại đậu khác.

Dụng cụ nhà bếp và đồ trang sức

Các cặp tác nhân dị ứng hay đi kèm với nhau

Những vật dụng bằng bạc có thể chứa niken – là một tác nhân gây dị ứng khá phổ biến thường có mặt trong đồ trang sức. Nếu bạn là đối tượng bị dị ứng với niken, chạm vào những đồ vật này có thể khiến da bạn bị ngứa rát, mẩn đỏ. Do vậy, hãy lưu ý khi sử dụng các ấm trà bằng kim loại, các dụng cụ cầm nắm ở các tủ và bất cứ vật nào bằng kim loại trong gia đình bởi chúng có thể gây dị ứng mà bạn không ngờ tới.

Phấn hoa và táo

Các cặp tác nhân dị ứng hay đi kèm với nhau

Nếu phấn hoa khiến bạn thấy khó chịu thì đừng quá ngạc nhiên khi biết rằng những loại quả mọc từ những cây đó như táo, cam và đào cũng có thể gây phản ứng tương tự cho bạn. Theo Martin, cả hạnh nhân, cà rốt và cần tây cũng có thể gây dị ứng ở một số người bị dị ứng với phấn hoa của cây.

Phấn cỏ và cần tây

Các cặp tác nhân dị ứng hay đi kèm với nhau

Tình trạng dị ứng với phấn cỏ đôi khi đi kèm với hội chứng dị ứng miệng khi tiếp xúc với cần tây cũng như là cà chua, cam và đào. Tin tốt là ngay cả khi bị dị ứng với những thực vật này, việc chế biến những loại rau và quả đó cũng có thể giúp phân cắt các protein để giảm hiện tượng dị ứng. Điều đó có nghĩa là bạn có thể thoải mái thưởng thức món bánh đào mà không cần lo lắng gì – ngay cả khi không thể ăn một miếng đào tươi mà không bị ngứa.

- 28-05-2018 -