7 dấu hiệu nhận biết một bác sĩ tốt

Điều gì tạo nên một bác sĩ tốt? Nếu bạn chưa từng nghĩ nhiều về điều này thì cũng không có gì là lạ, vì không chỉ riêng bạn như vậy đâu. Hầu hết chúng ta dành nhiều thời gian đi mua sắm hay quan tâm tới một chiếc xe đời mới hơn là việc quan tâm chọn lựa một bác sĩ tốt cho mình hay người thân của mình. (Theo bác sĩ ngoại khoa George LeMaitre, tác giả cuốn sách 'How to choose a Good doctor').

Điều gì tạo nên một bác sĩ tốt? Nếu bạn chưa từng nghĩ nhiều về điều này thì cũng không có gì là lạ, vì không chỉ riêng bạn như vậy đâu. Hầu hết chúng ta dành nhiều thời gian đi mua sắm hay quan tâm tới một chiếc xe đời mới hơn là việc quan tâm chọn lựa một bác sĩ tốt cho mình hay người thân của mình. (Theo bác sĩ ngoại khoa George LeMaitre, tác giả cuốn sách 'How to choose a Good doctor').
Nhưng đến khi bạn có thai hay cố gắng thụ thai, hoặc khi bạn phải chăm sóc một đứa trẻ thì đây lại trở thành một vấn đề rất quan trọng. Làm sao để đánh giá chất lượng một bác sĩ, kinh nghiệm nào là quan trọng, và làm sao nhận ra một bác sĩ tốt khi bạn tiếp xúc với họ? Dưới đây là 7 dấu hiệu cho thấy một bác sĩ tốt:


Văn hóa ứng xử Telemedicine - Wellcare

1. Ân cần chăm sóc, chân thành và thái độ cảm thông


Cách thức giao tiếp không phải là tất cả, nhưng lại là một yếu tố rất quan trọng để phát hiện ra một bác sĩ tốt mà bạn có thể tin tưởng được và cảm thấy thoải mái để chia sẻ. Trong trường hợp là bác sĩ nhi, thì con bạn phải được cảm thấy thoải mái khi tiếp xúc với bác sĩ đó.
Thoạt tiên, thái độ ân cần chăm sóc và sự đồng cảm của bác sĩ dường như không quan trọng bằng các loại chứng chỉ, bằng cấp hay xuất thân (bệnh viện, cơ sở uy tín) nhưng một người bác sĩ thực sự quan tâm đến sức khỏe của bạn và con bạn là người sẽ quan tâm nhiều đến những triệu chứng bệnh chưa được cải thiện và tiếp tục nghiên cứu tìm cách điều trị nó.
Theo tác giả LeMaitre: "Nếu bạn đang tìm kiếm một bác sĩ tốt, hãy bắt đầu bằng việc tìm kiếm một người biết cách quan tâm, chăm sóc người khác."
Sự ấm áp và chu đáo có thể tạo sự khác biệt lớn trong việc thấu hiểu những tình huống khó khăn của bạn – chẳng hạn như khi bạn sinh đẻ hay con của bạn bị thương.
Bác sĩ của con bạn nên có kĩ năng xoa dịu trẻ sơ sinh, đánh lạc hướng một em bé đang tuổi tập đi, làm một đứa trẻ ở độ tuổi đến trường trở nên bình tĩnh và hết hồi hộp. Bác sĩ nhi khoa hay bác sĩ gia đình tốt nên biết cách làm sao để đứa trẻ cảm thấy dễ chịu, bằng cách trấn an, giải thích phù hợp tùy theo từng độ tuổi.
Một bà mẹ nói: "Ngay cả khi con tôi còn rất nhỏ và chưa hiểu chuyện gì, nhưng bác sĩ cũng vẫn nói với con rằng họ chuẩn bị làm gì, đứa nhỏ không trông mong gì ở bác sĩ nhưng tôi nghĩ chắc chắn em bé sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi bác sĩ làm như thế."

Các nghiên cứu chỉ ra rằng sự ấm áp và chân thành của bác sĩ không chỉ giúp bệnh nhân thoải mái mà còn đem lại một lợi ích to lớn khác: "Khi bệnh nhân tin tưởng bác sĩ, họ sẽ tuân thủ kế hoạch điều trị và các lời khuyên hơn."

2. Một người cởi mở và đáp ứng tốt

Một bác sĩ tốt sẽ lắng nghe và dành thời gian để trả lời và đáp ứng những câu hỏi cũng như sự quan tâm của bạn.
Lắng nghe không đơn thuần chỉ là phép lịch sự trong giao tiếp, bạn luôn muốn bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh của mình, 'và để làm được điều đó, người bác sĩ phải lắng nghe cẩn thận những gì bạn nói' - bác sĩ nhi khoa Laurel Shultz nói. "Tôi thường dành 10% lượng thời gian để lắng nghe và chẩn đoán, đây có lẽ là phần quan trọng nhất trong công việc của tôi."
Đó cũng là chìa khóa để tìm ra một bác sĩ tốt – người thực sự quan tâm tới những mối lo ngại về sức khỏe của bạn.
Khi tìm một bác sĩ nhi khoa cho con mình, bạn nên để ý xem liệu bác sĩ đó có chia sẻ hay ít nhất là tôn trọng quan điểm của bạn trong vấn đề nuôi ăn, vaccine, giấc ngủ hay các vấn đề khác hay không.
Một bà mẹ chia sẻ rằng bác sĩ nhi của cô ấy rất cứng nhắc và phản đối việc cô ngủ chung với con, do đó cô phải giữ việc ngủ chung của gia đình mình như là một bí mật và không cho ông ấy biết. "Bác sĩ phản đối và không cho tôi nhắc lại vấn đề này thêm nữa, sự hẹp hòi đó khiến tôi tự đặt câu hỏi và nghi ngờ về những lời khuyên sức khỏe của ông ấy." Cuối cùng cô ấy đã chuyển bác sĩ khác.

3. Có kiến thức và có khả năng chia sẻ kiến thức đó

Một bác sĩ tốt không chỉ đáp ứng và giải quyết vấn đề y khoa nhất thời khiến bệnh nhân tới khám mà còn phải có cái nhìn tổng quan về sức khỏe của bạn, làm sao để duy trì và cải thiện nó ngày càng tốt hơn. Để làm được điều này, người bác sĩ phải luôn cập nhật những kiến thức y khoa mới nhất trong lĩnh vực của họ.
Dĩ nhiên, chỉ có kiến thức thôi thì chưa đủ, một bác sĩ tốt là bác sĩ biết chia sẽ những kiến thức của mình cho cộng đồng, bằng thứ ngôn ngữ dễ hiểu chứ không phải các thuật ngữ y khoa khó hiểu.
Nếu bạn mới làm cha mẹ, thì bác sĩ của con bạn sẽ là nguồn dữ liệu thông tin quan trọng về các vấn đề như: nuôi con bằng sữa mẹ, cách cho ăn dặm, tiêm chủng, các mốc phát triển….
"Giáo dục cha mẹ là một một phần quan trọng trong nghề nghiệp của bác sĩ nhi khoa"- Jennifer Shu – một bác sĩ nhi khoa và là người phát ngôn của Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ cho hay.

4. Một người có uy tín

Bác sĩ của bạn nên được nhiều người nhắc tới với tiếng tăm tốt – không chỉ là từ bạn thân của bạn. Hầu hết mọi người chọn bác sĩ của họ là qua truyền miệng, điều đó cũng tốt nhưng hãy tham khảo ý kiến của thật nhiều người để có được sự so sánh và lựa chọn tốt nhất.
Bạn cũng có thể tìm thấy rất nhiều đánh giá bác sĩ trên internet, nhưng đừng vội vàng chọn hay từ chối một bác sĩ nào chỉ dựa vào 1 - 2 bài đánh giá, hãy xem thật nhiều các phản hồi tích cực và tiêu cực.

5. Dễ dàng tiếp cận

Một bác sĩ tốt là người có giờ làm việc ổn định, rõ ràng để cung cấp những lời khuyên y khoa khi cần thiết, bất cứ lúc nào kể cả ban đêm hay cuối tuần. Bác sĩ hoặc trợ lý bác sĩ có thể nghe điện thoại của bạn thật nhanh thì điều đó sẽ rất dễ dàng cho cuộc sống của bạn.
Khi lựa chọn bác sĩ cho con, hãy tìm hiểu xem liệu có dễ dàng đặt một cuộc hẹn hay thay đổi lịch hẹn không (vì cuộc sống khi phải chăm sóc một em bé luôn không cố định), và cũng chắc chắn rằng bạn hiểu phép lịch sự khi hủy một cuộc hẹn.

6. Tôn trọng giờ giấc của bạn

Khi cân nhắc chọn lựa bác sĩ cho con bạn, hãy hỏi thường phải chờ đợi trung bình là bao lâu mới tới lượt khám. Hãy nhớ rằng kể cả bạn có hẹn trước hay bác sĩ rất tôn trọng giờ giấc của bạn thì cũng không có nghĩa là bạn sẽ không phải chờ đợi, miễn sao nằm trong giới hạn bạn có thể chấp nhận được.
"Tôi khám bệnh nhân theo số thứ tự , và tôi dành nhiều thời gian nhất có thể cho mỗi bệnh nhân để cung cấp những dịch vụ tốt nhất", bác sĩ Schultz nói. "Nhưng nếu một em bé bị đau bụng hoặc có tình trạng nguy hiểm thì tôi phải dành nhiều thời gian hơn để giải quyết vấn đề, điều này có nghĩa là một vài bệnh nhân sẽ phải chờ đợi vì những bệnh nhân khác đang trong tình trạng cấp cứu.”

7. Các bằng cấp chứng chỉ

Ngay cả những bác sĩ tệ nhất cũng có thể sở hữu những bằng tốt nghiệp và những chứng chỉ ấn tượng, do đó, không nên chỉ dựa vào những bằng cấp này để chọn bác sĩ. Bs Schultz cho hay: 'Một bác sĩ có thể là người giỏi nhất xuất thân từ một trường thường thường, nhưng cũng có thể là người học dốt nhất của một trường danh tiếng. Tôi biết nhiều bác sĩ xuất sắc tốt nghiệp từ các trường mà tôi chưa bao giờ nghe đến.'
Tuy nhiên, có một số chứng chỉ bằng cấp nhất định là yêu cầu tối thiểu phải có, hãy cảnh giác nếu bác sĩ không có cái nào.

Nguồn tài liệu: Baby Center

Tác giả: Connie Matthiessen, Hiệu đính bởi Hội đồng cố vấn y khoa Baby Center

- 28-05-2018 -