11 dấu hiệu bạn đang bị rối loạn hormon nghiêm trọng

Hormon đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng của cơ thể.

Là một thành tố trong hệ nội tiết, hormon là những chất dẫn truyền hóa học trong máu kiểm soát nhiều hoạt động quan trọng nhất của cơ thể - từ việc bạn đi đại tiện và tiểu tiện bao nhiêu đến tốc độ mọc của tóc. Trong khi chúng ta đều từng trải qua những đợt thay đổi hormon theo những sự kiện thông thường như Hội chứng tiền kinh nguyệt (hoặc stress), các bệnh như bệnh tuyến giáp, tiểu đường và thậm chí mang thai có thể thực sự khiến bạn bị đảo lộn. Từ đó các triệu chứng xuất hiện khiến bạn không rõ cơ thể có vấn đề gì không.

1. Tần suất đại tiện hoặc tiểu tiện thay đổi

Nếu bạn nhận thấy mình đột ngột bị táo bón hoặc đại tiện nhiều lần trong ngày, triệu chứng này có thể liên quan đến suy giáp (không đủ hormon tuyến giáp) hoặc cường giáp (quá nhiều hormon tuyến giáp). Đó là vì hormon tuyến giáp có thể khiến các cơ quan hoạt động nhanh hơn (cường giáp) hoặc chậm hơn (suy giáp).

2. Mắt bạn có vẻ to hơn

Nếu ai đó đã từng nói mắt bạn to hơn thường lệ, giống như bạn đang nhìn chằm chằm (dường như lúc nào cũng vậy), đó có thể là dấu hiệu phổ biến nhất của cường giáp, rối loạn tự miễn bệnh Graves. Mắt của bạn nhìn lớn hơn do mí mắt bị nâng lên, do mô sau mắt bị viêm.
3. Tóc ngừng mọc 

Nếu lông tóc của bạn xơ xác và thưa đi, đó có thể là dấu hiệu của suy giáp, vì hormon tuyến giáp đảm nhiệm việc mọc tóc.

4. Bạn quên đi nhiều thứ

Trí nhớ suy giảm là triệu chứng phổ biến của suy giáp, và trí nhớ ngắn hạn kém là dấu hiệu đáng báo động. Đó là do nồng độ hormon tuyến giáp thấp sẽ ảnh hưởng đến chuyển hóa của não – cũng như làm chậm chức năng não và khả năng tập trung vào khoảnh khắc tạo nên trí nhớ của bạn.

11 dấu hiệu bạn đang bị rối loạn hormon nghiêm trọng
Rối loạn hormon có thể dẫn đến nhiều triệu chứng

5. Da khô

Da khô cũng có thể là dấu hiệu của suy giáp. Khi bạn có ít hormon tuyến giáp, chuyển hóa trên da sẽ bị giảm tốc độ, từ đó da tiết ra ít dầu giúp làm ẩm da hơn.

6. Bạn bị nhiễm nấm

Nếu bạn có dấu hiệu bị nhiễm nấm, rất có thể tình trạng này liên quan đến tiểu đường. Khi đó lượng hormon insulin trong cơ thể bị rối loạn. Tiểu đường làm tăng lượng đường huyết – và một số loại nấm bệnh lại ưa đường. Các triệu chứng của tiểu đường thường khó phát hiện và có thể diễn biến hàng năm mà chưa bị phát hiện. Đó là lý do vì sao kể cho bác sĩ nghe về tiền sử gia đình là điều quan trọng. Nếu bạn có nguy cơ về di truyền, có khẩu phần ăn lành mạnh có thể giúp bạn tránh mắc bệnh.

7. Bạn đi tiểu rất nhiều

Nếu bạn đột ngột đi tiểu rất nhiều trong ngày, bạn có thể có đường huyết cao vì tuyến tụy không hoạt động bình thường do tiểu đường. Thận của bạn phải làm việc liên tục để thải đường, khiến bạn đi tiểu nhiều hơn.

8. Lợi của bạn chảy máu nhiều hơn thường lệ

Chảy máu lợi thường xuyên? Lý do có thể bạn mang thai. Ngay sau khi thụ thai, nồng độ progesterone sẽ tăng vọt giúp cơ thể giữ bào thai. Progesterone sẽ làm tăng lượng máu lưu thông và khiến cơ thể trữ nước mọi nơi – bao gồm lợi, khiến lợi trở nên sưng phù và dễ chảy máu hơn. Đó là lý do vì sao việc chải răng, dùng chỉ nha khoa rất quan trọng, nếu có thể thì bạn nên gặp bác sĩ nha khoa khi mang thai. Nếu lợi vẫn tiếp tục chảy máu khi đã chăm sóc răng miệng hợp lý, bạn nên đi khám.

9. Chân của bạn to ra

Lý do có thể vẫn là lượng progesterone tăng khi mang thai, vì nó làm các gân giãn ra (bao gồm gân ở chân) để chuẩn bị cho sinh nở.

10. Bạn thấy vị kim loại trong miệng

Một hormon khác cũng tăng khi mang thai: HcG (hormon gonadotropin tuyến sinh dục ở người), do bào thai tiết ra sau khi làm tổ. HcG tăng cao gây ra buồn nôn và nôn – sẽ làm thay đổi vị giác dẫn tới vị kim loại trong miệng. Để làm dịu cơn buồn nôn, bạn có thể tham khảo các phương pháp vi lượng đồng căn, chẳng hạn uống trà gừng. Nước chanh có thể giúp tránh cảm giác kim loại trong miệng.

11. Bạn thấy đốm đen

Các đốm đen trên má, ngực và các vùng da khác là tác dụng phụ do tăng estrogen trong cơ thể khi bạn mang thai. Estrogen làm tăng lượng sắc tố melanin trên da.

Kết luận: điều quan trọng là lắng nghe cơ thể bạn. Các rối loạn nhỏ có thể biến mất sau một thời gian, nhưng nếu một triệu chứng mới xuất hiện và dai dằng, đó có thể là dấu hiện bạn cần lưu ý. Nên giám sát những sự thay đổi của cơ thể theo thời gian, ghi nhận tần suất, mức độ và thời gian. Từ đó bạn có thể cung cấp thông tin chính xác cho bác sĩ.

- 28-05-2018 -