10 yếu tố gây bệnh vẩy nến

Vẩy nến là một rối loạn tự miễn dịch biểu hiện chủ yếu bằng các rối loạn về da. Bệnh vẩy nến chiếm 3-5% tổng số bệnh nhân đến khám da liễu tại Việt Nam.

Một nghiên cứu năm 2010 chỉ ra rằng, những người bị bệnh vẩy nến có nguy cơ trầm cảm, có suy nghĩ về việc tự tử và lo âu cao hơn. Mặc dù bệnh vẩy nến ảnh hưởng đến da, nhưng thực ra, nguồn gốc của bệnh lại là do hệ miễn dịch.  Nguyên nhân là do tế bào T – một loại tế bào bạch cầu. Những tế bào này có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và bệnh tật. Tuy nhiên, trong bệnh vẩy nến, chúng lại trở nên hoạt động hơn (do nhầm lẫn) và hình thành các phản ứng miễn dịch dẫn đến các triệu chứng của vẩy nến.

Triệu chứng của vẩy nến

Vẩy nến được đặc trưng bởi các thương tổn trên da, có thể xuất hiện từ nhẹ đến nặng, bao gồm:

  • Ngứa, xuất hiện từng mảng da dày, có ranh giới rõ, bên trên có đóng vảy trắng dễ bong như vảy nến
  • Những mảng da khô, nứt nẻ có thể dẫn đến chảy máu
  • Móng tay móng chân dày lên, bị rỗ hoặc cong lên
  • Khớp sưng và cứng, đau

Nguyên nhân của bệnh vẩy nến

Nguyên nhân chính xác của bệnh vẩy nến đến nay vẫn chưa rõ. Tuy nhiên, bệnh vẩy nến thường ảnh hưởng nhiều nhất đến người trưởng thành và thường xảy ra ở những người có tiền sử gia đình có các bệnh da liễu.

Các yếu tố gây bệnh vẩy nến

Triệu chứng của bệnh vẩy nến có thể xuất hiện rồi tự khỏi và hay tái phát. Có một số yếu tố phổ biến mà những người bị bệnh vẩy nến nên tránh:

Các yếu tố liên quan đến thực phẩm

Mặc dù không có thông tinh khoa học nào xác định rõ ràng như thế nào là thay đổi chế độ ăn uống, nhưng theo Hiệp hội Vẩy nến Quốc gia Hoa Kỳ, những người bị bệnh vẩy nến nên tránh sữa tươi nguyên kem, các loại trái cây họ cam quýt, gluten và thức ăn chứa nhiều dầu mỡ.

Đồ uống có cồn

10 yếu tố gây bệnh vẩy nến
Một nghiên cứu năm 2010 chỉ ra rằng, những người bị bệnh vẩy nến sẽ có xu hướng sử dụng nhiều đồ uống có cồn hơn. Nhưng không may là, đồ uống có cồn lại là yếu tố dẫn đến bệnh vẩy nến ở nhiều người. Một nghiên cứu khác tại bệnh viện Brigham and Women’s chỉ ra rằng sẽ có sự cải thiện về bệnh vẩy nến ở những người uống bia không cồn hoặc giới hạn ở mức tối đa 2-3 cốc bia/tuần.

 Quá nhiều ánh nắng mặt trời

Với những người bị vẩy nến, quá nhiều ánh sáng mặt trời có thể dẫn đến việc bùng phát bệnh. Mặc dù lượng ánh sáng mặt trời vừa đủ có thể làm giảm triệu chứng vẩy nến ở một số người, nhưng cháy nắng gần như là nguyên nhân chắc chắn dẫn đến việc bệnh vẩy nến bùng phát.

Thời tiết khô, lạnh

Khí hậu khô, lạnh có thể làm nặng hơn các triệu chứng của bệnh vẩy nến. Trong điều kiện thời tiết như vậy, không khí lạnh sẽ làm da mất đi độ ẩm. Các máy sưởi, lò sưởi thậm chí còn làm tình trạng nặng hơn. Cố gắng hạn chế thời gian tiếp xúc với các yếu tố đó trong những tháng lạnh nhất và đầu tư mua một chiếc máy làm ẩm không khí cho ngôi nhà của bạn.

Stress

Stress và bệnh vẩy nến thường đi cùng với nhau. Không may là, stress là một yếu tố lớn gây ra việc bùng phát bệnh vẩy nến. Việc cố gắng giảm stress trong cuộc sống càng nhiều càng tốt là vô cùng quan trọng. Tập yoga và ngồi thiền được chứng minh là có hiệu qủa trong việc giảm stress và có liên quan đến việc giảm nhiều chứng đau khác.

Béo phì

Béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh vẩy nến và làm các triệu chứng vẩy nến nặng hơn. Một nghiên cứu trên tạp chí JAMA Dermatology năm 2013 chỉ ra mối liên quan giữa một chết độ ăn ít calo và việc giảm các cơn bùng phát bệnh vẩy nến.

Hút thuốc

Tránh hút thuốc nếu bạn bị vẩy nến. Thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ bị vẩy nến và làm các triệu chứng của bạn nặng hơn.

Một số loại thuốc

10 yếu tố gây bệnh vẩy nến
Một số loại thuốc sẽ gây cản trở các phản ứng tự miễn của cơ thể và gây ra các đợt bệnh vẩy nến nghiêm trọng. Những loại thuốc này bao gồm thuốc chẹn beta (dùng cho bệnh nhân tăng huyết áp), thuốc steroid và các loại thuốc phòng sốt rét. Luôn luôn trao đổi với bác sỹ nếu bạn bị bệnh vẩy nến và được kê dùng các loại thuốc này.

Nhiễm trùng

Một số tình trạng nhiễm trùng phổ biến như viêm họng, tưa miệng và nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể gây ra các đợt bệnh vẩy nến bùng phát. Nếu bạn nghi ngờ bạn bị nhiễm trùng bất cứ loại vi khuẩn nào, hãy để bác sỹ điều trị ngay lập tức.

Vết xước, vết cắn và các tổn thương trên da

Nếu bạn bị côn trùng đốt, hoặc cào hay bị bất cứ tổn thưởng ngoài da nào, bạn sẽ nhận thấy có thêm một vài vết vẩy nến mới xuất hiện gần vùng da bị tổn thương. Những tổn thương loại này thậm chí có thể xảy ra hàng ngày, trong khi bạn cạo râu hoặc làm vườn. Khi thực hiện bất cứ hoạt động nào có khả năng gây ra các tổn thương về da, bạn nên có những biện pháp tự bảo vệ mình, như mặc áo dài tay, đeo găng tay hoặc dùng bình xịt côn trùng.

Mặc dù không phải lúc nào bạn cũng tránh được các yếu tố gây nên bệnh vẩy nến, nhưng việc chuẩn bị kỹ càng có thể sẽ giúp bạn tránh được những cơn bệnh bùng phát. Mang theo mũ và kem chống nắng bên người mọi lúc mọi nơi. Nếu bạn biết được nguyên nhân của cá nhân bạn là gì, bạn thậm chí còn có thể ngăn chặn và làm giảm tối đa các cơn bệnh bùng phát.

Điều trị

Chưa có cách chữa khỏi bệnh vẩy nến. Tuy nhiên, có rất nhiều phương pháp điều trị hiệu quả

Thuốc bôi ngoài da

10 yếu tố gây bệnh vẩy nến
Thuốc bôi ngoài da có thể là ở dạng kem hoặc thuốc mỡ được bôi trực tiếp lên da và có rất nhiều tác dụng:
  • Giúp làm giảm viêm và giảm số lượng tế bào da bị tổn thương
  • Giảm các phản ứng miễn dịch
  • Giúp da bong là và làm thông thoáng lỗ chân lông
  • Làm dịu da

Trị liệu ánh sáng

Như đã nói ở trên, một lượng nhất định ánh sáng mặt trời sẽ làm giảm triệu chứng, nhưng quá nhiều  ánh nắng mặt trời có thể sẽ làm các triệu chứng nặng hơn. Một lựa chọn khác là sử dụng tia cực tím nhân tạo để điều trị vẩy nến.

Trị liệu hệ thống

Trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sỹ có thể kê các loại thuốc đường uống hoặc đường tiêm để điều trị vẩy nến. Những biện pháp can thiệp này được gọi là điều trị hệ thống.

Phối hợp nhiều biện pháp điều trị

Thông thường, bác sỹ sẽ phối hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau và dùng mỗi phương pháp điều trị sẽ dùng thuốc liều thấp.

Triển vọng

Các bác sỹ vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về các phương pháp điều trị cũng như các yếu tố gây bệnh vẩy nến. Một số lĩnh vực rất hứa hẹn trong việc điều trị bệnh vẩy nến:

  • Trị liệu gen
  • Các phương pháp điều trị mới làm da không phản ứng lại với hệ miễn dịch
  • Tìm hiểu cơ chế của béo phì, tăng huyết áp và tiểu đường dẫn đến bệnh vẩy nến

Mặc dù chưa có phương pháp chữa khỏi bệnh vẩy nến, điều trị có thể sẽ giúp ích cho bạn. Hiểu được các yếu tố gây bệnh có thể sẽ giúp bạn tránh được các cơn bùng phát bệnh và kiểm soát được các triệu chứng. Trao đổi với với bác sỹ về các lựa chọn điều trị thích hợp nhất với bạn.

Khi nào thì triệu chứng bệnh vẩy nến là tình trạng cấp cứu?

Điều trị cấp cứu sẽ cần thiết khi hơn 80% diện tích bề mặt cơ thể bị bao phủ bởi lớp da đỏ, đóng vảy và bong tróc. Tình trạng này sẽ dẫn đến ngứa và đau rất nghiêm trọng, cần phải nhập viện để tránh nhiễm trùng da và tránh làm nặng thêm tình trạng bệnh.

- 28-05-2018 -