Khi nào cần xạ hình thận bằng DMSA (DMSA Scan)?

Xạ hình thận bằng DMSA dùng một chất phóng xạ để tạo ra những hình ảnh đặc biệt của hai thận. Những hình ảnh này có thể giúp bác sĩ đánh giá hoạt động của hai thận. Khám từ xa với bác sĩ trực tuyến chuyên khoa Nội thận để được chẩn đoán, hướng dẫn điều trị bệnh và tư vấn về xạ hình thận bằng DMSA.

Xạ hình thận bằng DMSA dùng một chất phóng xạ để tạo ra những hình ảnh đặc biệt của hai thận. Những hình ảnh này có thể giúp bác sĩ đánh giá hoạt động của hai thận. Xạ hình thận bằng DMSA cho thấy:

  • Vùng hoạt động tốt và vùng bị sẹo của thận. Sẹo thận do nước tiểu từ bàng quang chảy ngược về thận gây ra (trào ngược bàng quang niệu quản)
  • Tổn thương sau chấn thương hoặc do giảm tưới máu thận
  • Khảo sát chức năng của nhu mô thận: từ đó, có thể so sánh chức năng của hai thận.

Xạ hình thận bằng DMSA được chỉ định trong trường hợp:

  • Đánh giá và theo dõi các bệnh lý ở thận như: tăng huyết áp do thận, viêm đài bể thận, viêm cầu thận, hoại tử ống thận, suy thận cấp...
  • Đánh giá và theo dõi tắc đường tiết niệu
  • Đánh giá chức năng của hai thận hoặc từng thận riêng rẽ
  • Chấn thương thận
  • Đánh giá và theo dõi sau ghép thận
  • Kiểm tra cấu trúc, kích thước và hình dáng của thận.

Do đó, khi bệnh nhân thực hiện xạ hình thận bằng DMSA thường xuyên, bác sĩ có thể theo dõi bất cứ thay đổi nào do viêm thận gây ra.

Tư vấn ngay với bác sĩ trực tuyến chuyên khoa Nội thận trên hệ thống Khám Từ Xa của Wellcare để được chẩn đoán, tư vấn về những ưu và nhược điểm của xạ hình thận bằng DMSA.

Wellcare tổng hợp

- 02-07-2018 -

Bài viết liên quan