Vô kinh thứ phát

Bạn đang có kinh nguyệt bình thường và gần đây bạn không thấy nó xuất hiện. Ngoại trừ việc mang thai thì liệu bạn có đang gặp các vấn đề khác không?

là hiện tượng mất kinh trong vòng 6 tháng hoặc lâu hơn sau khi bạn đã có ít nhất một lần kinh nguyệt. Khác với vô kinh nguyên phát, xảy ra khi bạn vẫn chưa có kinh nguyệt sau 16 tuổi.

Bạn phải mất kinh tối thiểu 3-6 tháng mới có thể được chẩn đoán là vô kinh thứ phát.

Có nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau có thể dẫn đến tình trạng này, bao gồm:

  • Sử dụng biện pháp tránh thai
  • Một số thuốc điều trị ung thư, loạn thần hoặc tâm thần phân liệt
  • Tiêm hóc-môn

Vô kinh sinh lí xảy ra trong thời kì mang thai, cho con bú và mãn kinh.

Vô kinh thứ phát thường không có hại cho sức khỏe và có thể điều trị được hiệu quả ở đa số các trường hợp. Tuy nhiên, bạn cũng cần được điều trị các bệnh lí nguyên nhân gây ra vô sinh để phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Vô kinh thứ phát
Nguyên nhân

Trong một chu kì kinh nguyệt bình thường sẽ có sự gia tăng của nồng độ Estrogen, là một hóc-môn đóng vai trò quan trọng đối của hệ thống sinh sản nữ. Nồng độ Estrogen tăng cao sẽ làm cho niêm mạc tử cung phát triển dày lên, hiện tượng phóng noãn sẽ xảy ra. Nếu trứng không được thụ tinh bởi tinh trùng, lượng Estrogen sẽ tụt xuống, niêm mạc tử cung bong ra và gây ra hiện tượng kinh nguyệt.

Tuy nhiên, quá trình này có thể bị gián đoạn bởi một số yếu tố nhất định.

Sự mất cân bằng của hóc-môn

Mất cân bằng hóc-môn là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra vô kinh thứ phát. Sự mất cân bằng này là kết quả của:

  • Khối u tuyến yên
  • Cường giáp
  • Nồng độ Estrogen thấp
  • Nồng độ Testosteron cao

Testosteron là một hóc-môn sinh dục nam. Tuy nhiên, nó cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển hệ thống sinh sản nữ. Nồng độ Testosteron cao ở nữ có thể gây ra kinh nguyệt không đều hoặc không xuất hiện.

Sử dụng hóc-môn tránh thai cũng có thể gây vô kinh thứ phát. Hóc-môn tránh thai dạng tiêm và dạng uống có thể gây mất kinh. Một số phương pháp điều trị và các thuốc nhất định như thuốc chống loại thần và thuốc dùng trong hóa trị liệu, cũng có thể làm bạn vô kinh.

Cấu trúc mô học

Hội chứng buồng trứng đa nang có thể gây mất cân bằng hóc-môn dẫn đến sự phát triển của các nang trứng. Những nang trứng này là lành tính và phát triển trong buồng trứng. Sự mất cân bằng hóc-môn trong hội chứng này có thể gây vô kinh.

Các mô sẹo do nhiễm trùng vùng khung chậu hoặc do thủ thuật nong và nạo tử cung có thể khiến bạn mất kinh. Thủ thuật này thường được sử dụng để lấy bỏ các mô thừa trong tử cung hoặc để chẩn đoán và điều trị những chảy máu bất thường trong tử cung.

Lối sống

Cân nặng cũng có thể ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt. Những người bị thừa cân hoặc có ít hơn khoảng 15% lượng mỡ của cơ thể có thể bị dừng mất kinh. Điều này đặc biệt đúng ở các vận động viên được đào tạo với cường độ quá cao.

Những căng thẳng trong tình cảm cũng có thể gây vô kinh thứ phát. Cơ thể bạn có thể phản ứng lại với các stress lớn bằng cách làm gián đoạn tạm thời chu kì kinh nguyệt bình thường của bạn.Trong hầu hết các trường hợp, chu kì sẽ trở lại bình thường nếu bạn điều chỉnh được căng thẳng và lo lắng.

Triệu chứng

Triệu chứng cơ bản của vô kinh thứ phát là bị mất nhiều chu kì kinh nguyệt trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng như:

  • Trứng cá
  • Khô âm đạo
  • Giọng nói trở nên trầm hơn
  • Rậm lông
  • Đau đầu
  • Thay đổi thị lực
  • Tiết dịch ở núm vú

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu bị lỡ từ 3 chu kì kinh nguyệt liên tiếp trở lên hoặc nếu bạn có bất kì triệu chứng nào xấu đi.

Chẩn đoán

Vô kinh thứ phát
Đầu tiên, bác sĩ sẽ cho bạn làm test thử thai và sau đó là tiến hành xét nghiệm máu để định lượng Testosteron, Estrogen và các hóc-môn khác.

Bác sĩ cũng có thể chỉ định cho bạn các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ để quan sát chi tiết các cơ quan bên trong của bạn, tìm kiếm sự phát triển của các nang trứng hoặc những vấn đề khác của tử cung và buồng trứng.

Điều trị

Phương pháp điều trị vô kinh thứ phát tùy thuộc vào nguyên nhân. Sự mất cân bằng hóc-môn có thể được điều trị bằng các hóc-môn nhân tạo. Bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ các nang trứng hoặc mô sẹo, tử cung bị dính nếu chúng là nguyên nhân gây ra hiện tượng mất kinh của bạn.

Họ cũng có thể khuyên bạn thay đổi lối sống nếu cân nặng và chế độ tập luyện hàng ngày của bạn ảnh hưởng đến bệnh. Bạn nên đến gặp các chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn cách kiểm soát cân nặng và hoạt động thể lực hợp lí giúp cơ thể khỏe mạnh.

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan