Tiêm phòng an toàn cho trẻ sinh non

Trẻ sinh non với nền tảng đề kháng non yếu, nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm khá cao vì vậy việc tiêm phòng cho trẻ đúng lịch rất quan trọng. Nhưng vấn đề tiêm phòng cho trẻ luôn khiến các bố mẹ băn khoăn tiêm vắc

Trẻ sinh non với nền tảng đề kháng non yếu, nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm khá cao, vì vậy việc tiêm phòng cho trẻ đúng lịch rất quan trọng. Nhưng vấn đề tiêm phòng cho trẻ luôn khiến các bố mẹ băn khoăn tiêm vắc-xin vào thời điểm nào thì thích hợp và liệu vắc xin đó có an toàn cho trẻ hay không?

(Ảnh minh họa)

Bài viết dưới đây cung cấp khá đầy đủ kiến thức và thông tin để các bạn tham khảo và đưa trẻ đi tiêm an toàn, tránh được những rủi ro không đáng có.

Lịch tiêm phòng cho trẻ sinh non phát triển bình thường

Dựa theo heo mức độ non tháng, không có nguy cơ lây truyền viêm gan B cao từ mẹ sang con thì việc tiêm vắc xin thường được trì hoãn tới lúc trẻ đạt được khoảng 2,5 kg. Nếu trẻ phát triển bình thường thì nên đưa trẻ đi tiêm chủng theo lịch của Tiêm chủng quốc gia. Cụ thể hơn:

  • Vắc xin phòng Lao và Viêm gan B cho trẻ sinh non, sinh cực non:

Với trẻ sinh đủ tháng thì hai mũi lao và viêm gan B cần được tiêm càng sớm càng tốt nhưng trẻ sinh non thiếu tháng thì tùy thuộc vào sức khỏe và các bệnh sinh non của từng bé bác sĩ sẽ cân nhắc thời điểm hợp lý và tốt nhất không quá một tháng tuổi của trẻ. Tuy nhiên với trẻ sinh cực non và rất nhẹ cân (dưới 30-32 tuần) tuổi thì thường sau khoảng hai đến ba tháng khi trẻ đạt 2,5kg - 3kg mới tiêm hai mũi này.Vắc xin 5 trong 1; 6 trong 1: Vacxin này được các bác sĩ khuyến cáo nên tiêm cho trẻ sinh non và kể cả sinh cực non khi cân nặng đạt mức >= 4.5 kg.Còn các mẹ nếu tiêm cho trẻ mũi 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 Quinvaxem thì đã có vắc xin viêm gan B trong đó, vì vậy sẽ không cần tiêm mũi lẻ mà chờ khi đủ cân nặng để tiêm mũi 5 trong 1 Quinvaxem hoặc 6 trong 1.

  • Tiêu chảy do Virus Rota:

Với trẻ thường thì sẽ uống liều đầu tiên lúc hai tháng tuổi và liều sau khi được bốn tháng tuổi nhưng với trẻ sinh non, sinh cực non thì sẽ uống chậm hơn tùy thuộc sức khỏe và cân nặng của trẻ.

  • Các mũi vắc xin còn lại:

Tiêm theo lịch thông thường và theo tuổi sinh của trẻ, sẽ không có sự khác biệt về tác dụng phụ so với trẻ sinh đủ tháng.

Lưu ý tiêm phòng khi trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn

Cần lưu ý nên đưa trẻ đi tiêm khi thấy trẻ thật sự khỏe mạnh, sau tiêm nên theo dõi cẩn thận, khi thấy những dấu hiệu khác thường cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng.Nếu trường hợp nguy cơ lây truyền viêm gan B cao (mẹ có HBsAg dương tính, HBeAg dương tính) thì cần được tiêm phòng vắc xin viêm gan B và huyết thanh chống viêm gan B đặc hiệu ngay sau khi đẻ.Ngoài trẻ sơ sinh non tháng, các chuyên gia cũng cảnh báo một số trường hợp “chống chỉ định” của việc tiêm phòng, đó là những trường hợp sau:

  • Trẻ đang sốt hoặc đang mắc một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính (viêm phổi, thương hàn, sởi…), trẻ mới khỏi các bệnh nói trên, còn đang trong thời kỳ hồi sức, trẻ đang bị viêm da mủ, hoặc bệnh chàm ngoài da (eczéma)…
  • Trẻ đang mắc một bệnh mãn tính đang tiến triển như lao phổi tiến triển, tràn dịch màng phổi… nhất là những trẻ đang mắc bệnh thận mãn tính…

Hướng dẫn chăm sóc tốt cho trẻ sinh non

  • Trẻ sinh non cũng cần phải được vệ sinh da sạch sẽ như trẻ bình thường, do đó phải tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm, xà phòng cho trẻ em, tắm nhanh, lau khô. Mùa đông nên xoa một lớp mỏng dầu Parafin để gửi độ ẩm cho da khỏi mất nhiệt. Có nhiều bà mẹ thấy con nhỏ bé quá nên sợ không tắm cho con, điều này không tốt vì thế rất dễ làm cho da bé bị bẩn gây nhiều bệnh tật.
  • Trẻ nào cũng nên được tắm nắng, kể cả trẻ sinh non. Tuy nhiên với trẻ đẻ thiếu tháng, không nên tắm mỗi ngày bởi da bé dễ bị khô. Mỗi tuần tắm nắng 1 - 2 lần là đủ, miễn là giữ sạch vùng quấn tã. Lau mặt trẻ mỗi ngày với nước ấm, chú ý vùng da dưới cằm, nơi dễ bị đọng sữa. Đến lúc nào trẻ tăng cân ổn định thì chúng ta mới nên tắm nắng thường xuyên hơn cho trẻ.
  • Chế độ ăn uống của trẻ sinh thiếu tháng phải đặc biệt chú ý, mọi dụng cụ dùng để cho trẻ em cần phải tuyệt trùng tuyệt đối.
  • Trẻ sinh thiếu tháng ăn ít hơn trẻ bình thường, bé bú mẹ hoặc sữa công thức ít hơn và ăn theo giờ, kể cả lúc ngủ chúng ta cũng phải cho trẻ bú sữa mẹ bình thường. Mặc dù vậy, lượng sữa cần cho trẻ sinh thiếu tháng đòi hỏi nhiều hơn so với trẻ bình thường, đặc biệt trong những ngày đầu nhằm tránh hiện tượng vàng da. Nếu như trẻ quấy khóc không chịu ăn, cha mẹ cần hỏi ý kiến của các bác sĩ khoa nhi để xem xét lại chế độ ăn cho trẻ, đặc biệt là những bà mẹ cho con bú.

Để hiệu quả hơn trong việc chăm sóc ăn uống cho trẻ sinh thiếu tháng, tốt nhất các mẹ nên Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Nhi trên kênh khám từ xa Wellcare để được tư vấn, bởi trẻ sinh non cần được duy trì dinh dưỡng cao năng lượng cho đến khi được ít nhất 9 tháng tuổi và có thể kéo dài đến 12 tháng.

Nguồn tham khảo: Blog Trẻ sinh non, Lamthenao.meWellcare tổng hợp

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan