Thụt rửa âm đạo: Nên hay không nên?

Nhiều chị em có quan niệm sai lầm về những lợi ích của việc thụt rửa âm đạo. Thường xuyên thụt rửa có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Ước tính có từ 20-40% phụ nữ Mỹ trong độ tuổi từ 15-44 thụt rửa âm đạo. Không chỉ thụt rửa để cảm thấy sạch sẽ, họ còn thụt rửa để loại bỏ mùi khó chịu, làm sạch máu kinh nguyệt, tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, và phòng ngừa mang thai.

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng thụt rửa âm đạo mang lại rất ít các lợi ích nêu trên. Đồng thời cảnh báo thụt rửa âm đạo còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, các biến chứng thai kì và những vấn đề sức khỏe khác.

Thụt rửa âm đạo là gì?

Thụt rửa âm đạo là một phương pháp làm sạch âm đạo thường được sử dụng phối hợp giữa nước ấm và các dung dịch có tính axit. Những dung dịch thụt rửa bán ngoài hiệu thuốc và siêu thị có thể chứa kháng sinh và có mùi thơm, thường được đóng trong gói hoặc lọ và có thể xịt vào bên trong âm đạo.

Ưu điểm

Một số phụ nữ nói rằng thụt rửa giúp họ cảm thấy sạch sẽ. Mặc dù vậy, có rất ít bằng chứng khoa học chứng minh lợi ích của việc thụt rửa âm đạo. Một nghiên cứu chỉ ra rằng thụt rửa âm đạo trong 6 tháng trước khi mang thai làm giảm nguy cơ sinh non. Tuy nhiên, một nghiên cứu tương tự đã chứng minh thụt rửa âm đạo khi mang thai làm tăng nguy cơ sinh non.

Thụt rửa âm đạo: Nên hay không nên?
Nhược điểm

Nhìn chung, thụt rửa âm đạo mang đến rất nhiều nguy cơ. Dưới đây chỉ là một vài vấn đề có liên quan:

Viêm âm đạo do vi khuẩn: Thụt rửa thường xuyên làm mất cân bằng hệ vi khuẩn tự nhiên trong âm đạo. Những thay đổi này tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những phụ nữ không thụt rửa ít bị viêm âm đạo. Viêm âm đạo do vi khuẩn có thể làm tăng nguy cơ sinh non và lạc nội mạc tử cung.

Viêm vùng chậu: là nhiễm trùng ở tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng. Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ thụt rửa âm đạo thường xuyên có thể làm tăng 73% nguy cơ bị viêm vùng chậu.

Biến chứng thai kì: Những phụ nữ thụt rửa nhiều hơn 1 lần/ 1 tuần có thể khó có thai hơn so với những người không thụt rửa. Thụt rửa có thể làm tăng nguy cơ chửa ngoài tử cung lên 76%. Càng thụt rửa nhiều thì nguy cơ thai ngoài tử cung càng cao.

Ung thư cổ tử cung: Thụt rửa âm đạo nhiều hơn 1 lần/ 1 tuần làm tăng nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung.

Vậy có nên thụt rửa âm đạo không?

Theo các chuyên gia y tế của Học viện Sản Phụ khoa Hoa Kỳ, bạn nên tránh thụt rửa âm đạo. Độ pH tự nhiên của âm đạo sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn và bạn chỉ cần rửa bên ngoài nhẹ nhàng bằng nước ấm và xà phòng là đủ để làm sạch.

Âm đạo có mùi là chuyện hết sức bình thường. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý đến những mùi bất thường, khó chịu bởi nó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, và khi đó việc bạn cần là đến khám tại bác sỹ sản phụ khoa để giải quyết tận gốc vấn đề mà bạn gặp phải.

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 30-11-2018

    Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến khích trẻ nên được tiêm đủ 14 bệnh trước 2 tuổi bao gồm bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, Hemophilus influenza type B (Hib), rotavirus, cúm, phế cầu, sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi A...

  • 28-05-2018
    Việc bổ sung vitamin khi trẻ bị thiếu là hết sức cần thiết, nhưng nếu bổ sung một cách bừa bãi không theo chỉ dẫn của bác sĩ, lạm dụng vitamin lại dẫn đến tình trạng mắc một số bệnh do thừa vitamin. Nếu trẻ ăn uống cân bằng, hợp lý, đầy đủ và
  • 28-05-2018
    Có, bạn cần ăn thêm một ít- thêm khoảng 400 đến 500 calo một ngày để giữ vững năng lượng của bạn. Để nhận thêm lượng calo này, hãy chọn các thực phẩm giàu dinh dưỡng, như là một lát bánh mì ngũ cốc nguyên hạt với một thìa canh (khoảng 16gam)
  • 13-04-2024
    Theo Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), khoảng 45% phụ nữ mang thai bị mắc chứng béo phì. Theo một nghiên cứu trên tạp chí Obstetrics & Gynecology, khoảng 47% phụ nữ bị tăng cân quá mức trong quá trình mang thai...