10 cách để mẹ bầu thừa cân luôn khỏe mạnh

Theo Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), khoảng 45% phụ nữ mang thai bị mắc chứng béo phì. Theo một nghiên cứu trên tạp chí Obstetrics & Gynecology, khoảng 47% phụ nữ bị tăng cân quá mức trong quá trình mang thai...

Theo Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), khoảng 45% phụ nữ mang thai bị mắc chứng béo phì. Theo một nghiên cứu trên tạp chí Obstetrics & Gynecology, khoảng 47% phụ nữ bị tăng cân quá mức trong quá trình mang thai.

Mỗi bà mẹ đều muốn thật khỏe mạnh trong quá trình mang thai, tuy nhiên, tình trạng béo phì khiến cho cả mẹ và bé đều mang những nguy cơ cao mắc những biến chứng nguy hiểm như đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật và sẩy thai, chưa kể đến việc trọng lượng cơ thể quá nặng sẽ khiến cho bà mẹ gặp khó khăn trong quá trình mang thai và sinh con khó khăn hơn, ảnh hưởng đến những em bé sau khi chúng chào đời.

Mặc dù sẽ luôn luôn là điều lý tưởng nếu bạn duy trì được mức cân nặng hợp lý trước khi mang thai, nhưng các chuyên gia cho rằng ngay cả khi thừa cân, phụ nữ vẫn có thể trải qua quá trình mang bầu hoàn toàn bình an và cho ra đời những đứa con khỏe mạnh nếu tuân theo một số mục tiêu nhất định sau đây:

10 cách để mẹ bầu thừa cân luôn khỏe mạnh

1. Bổ sung Vitamin và khoáng chất theo chỉ dẫn của bác sĩ

Vitamin D và folate là hai chất dinh dưỡng thiết yếu trong thai kỳ. Tuy nhiên, theo chuyên gia dinh dưỡng Torey Armul tại Viện Hàn lâm Dinh dưỡng và Bệnh tiểu đường ở Columbus, Ohio (Mỹ), béo phì làm tăng nguy cơ thiếu hụt vitamin D và một số nghiên cứu đã chứng minh rằng phụ nữ cũng cần nhiều folate hơn trong khi mang thai. Do vậy, sẽ tốt hơn nếu bạn được kiểm tra về mức nồng độ Vitamin D, canxi và folate đồng thời được kê đơn các chất dinh dưỡng trên trong trường hợp cần thiết.

2. Không nên ăn kiêng

Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) khuyến cáo phụ nữ thừa cân (BMI từ 25 đến 29.9) nên tăng từ 5.6 kg đến 9.3 kg và những người bị béo phì (BMI trên 30) nên tăng từ 4.1 kg đến 7.5 kg.

Theo giáo sư – tiến sỹ Nicole Avena, một chuyên gia tại trường y Mount Sinai ở New York và là tác giả của cuốn sách “Những thực phẩm nên ăn khi mang thai”,  lúc này chưa phải là thời điểm để tiến hành ăn kiêng. Do vậy, thay vì bị ám ảnh bởi việc quá cân, bạn nên tập trung vào những việc cần phải làm để thật khỏe mạnh trong thời gian mang bầu.

10 cách để mẹ bầu thừa cân luôn khỏe mạnh

3. Gặp gỡ chuyên gia dinh dưỡng

Mặc dù bác sĩ có thể đưa ra những khuyến cáo nói chung cho chế độ dinh dưỡng và luyện tập, nhưng việc trò chuyện với chuyên gia dinh dưỡng là những người có hiểu biết sâu rộng về chế độ dinh dưỡng khi mang thai có thể cung cấp cho bạn những lời khuyên bổ ích để giúp kiểm soát tốt cân nặng và duy trì một cân nặng hợp lý sau sinh.

4. Cung cấp thêm năng lượng trong khẩu phần ăn

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, đứa trẻ chưa cần quá nhiều năng lượng để phát triển. Tuy nhiên, trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, bạn nên tăng thêm khoảng 250 calorie đến 450 calorie mỗi ngày nếu bạn bị thừa cân và từ 200 calorie đến 370 calorie nếu bạn bị béo phì.

Một điều lưu ý: nếu bạn bị tăng cân trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ thì lượng calorie tăng thêm nên được giảm đi.

5. Lựa chọn thông minh

Mặc dù cần nhiều năng lượng trong thời gian này nhưng lượng calorie tăng thêm nên đến từ các thực phẩm có lợi cho sức khỏe như rau, trái cây, protein thịt nạc, chất béo có lợi và các loại hạt nguyên cám. Những thực phẩm này có thể giúp kiểm soát cơn thèm ăn trong mức độ cho phép và giúp bạn tránh xa các đồ ăn vặt kém dinh dưỡng.

10 cách để mẹ bầu thừa cân luôn khỏe mạnh

6. Theo dõi chế độ ăn hàng ngày

Mặc dù bản thân bạn không muốn tính từng calorie nạp vào hàng ngày nhưng việc sử dụng một ứng dụng trên sách, báo hay tạp chí để theo dõi bữa ăn hàng ngày sẽ giúp bạn cảm thấy an tâm hơn về lượng thực phẩm đã tiêu thụ. Tuy nhiên hãy lắng nghe cơ thể bạn. Sự dao động về lượng hormon, cảm giác thèm ăn và sự mệt mỏi có thể ảnh hưởng đến vị giác, do vậy, đừng bao giờ để cơ thể quá đói hay hạn chế việc ăn uống của bản thân.

7. Cân nhắc trong việc ăn uống

Tình trạng thừa cân không có nghĩa là bạn không thể thưởng thức các món tráng miệng yêu thích. Có điều bạn cũng không nên ăn uống quá đà.

Chuyên gia Armul nói: “Tôi luôn luôn bảo với các bà mẹ rằng đừng biến việc mang thai trở thành một cái cớ để cho phép bản thân ăn vặt bao nhiêu tùy thích và chính thời gian này sẽ dẫn tới tăng cân mất kiểm soát.”

8. Uống nhiều nước

Bạn không nhất thiết phải ăn cho hai người nhưng nên uống nước nhiều để đủ cho cả hai mẹ con. 

10 cách để mẹ bầu thừa cân luôn khỏe mạnh

9. Hoạt động nhiều hơn

Mặc dù đôi lúc bạn có thể thấy kiệt sức hoặc buồn nôn song việc tập thể dục giúp việc tăng cân không còn là nỗi lo đồng thời giúp cho quá trình chuyển dạ và sinh nở dễ dàng hơn và phòng tránh các biến chứng.

Mang thai không phải là thời gian để giữ dáng vóc, tuy nhiên, việc luyện tập vẫn vô cùng quan trọng. Khi quyết định kế hoạch luyện tập, bạn nên xem xét về mức độ tập luyện trước khi mang thai. Nhưng nếu bạn đã không tập luyện đến hơn mấy tháng thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước. Đồng thời, luôn luôn bắt đầu bằng những bài tập nhẹ từ 5 – 10 phút đi bộ hay tham dụ các lớp yoga dành cho bà bầu…

10. Lên kế hoạch sau sinh

Sau khi sinh, bạn sẽ không chỉ cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức mà còn có ít thời gian để lên kế hoạch nấu nướng, tìm công thức và chuẩn bị món ăn, đồng thời cũng lên kế hoạch tập luyện thể thao, ví dụ như đưa bé đi bộ cùng, đăng ký làm thành viên phòng gym hay tham gia một lớp học thể dục sau sinh. Những điều này là thử thách đối với bạn, tuy nhiên những việc này là cần thiết cho cả sức khỏe của bạn và bé. 

- 14-08-2018 -

Bài viết liên quan