Thuốc diệt côn trùng và bệnh ung thư ở trẻ em

Các nhà khoa học tại Đại học Harvard đã tìm ra mối liên hệ giữa việc phơi nhiễm với thuốc diệt côn trùng và nguy cơ cao mắc bệnh bạch cầu và các bệnh ung thư khác ở trẻ nhỏ.

Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nhi khoa, việc phơi nhiễm với những hóa chất diệt côn trùng trong nhà (không phải là thuốc trừ sâu) có liên quan mật thiết với các bệnh ung thư ở trẻ em bao gồm bệnh bạch cầu và u lympho…

Theo trưởng nhóm nghiên cứu tiến sỹ Chensheng (Alex) Lu, giáo sư thuộc lĩnh vực sinh học phơi nhiễm với môi trường tại Trường y tế công cộng Harvard, mặc dù những thuốc diệt côn trùng này rất cần thiết để tiêu diệt những côn trùng trong nhà nhưng nó có thể gây những tác hại không ngờ cho trẻ em.

Thuốc diệt côn trùng và bệnh ung thư ở trẻ em
Ảnh minh họa.

Thông thường những hóa chất này được sử dụng để diệt những con côn trùng trong gia đình như muỗi, gián, rệp hoặc được sử dụng cho vật nuôi như chó, mèo để diệt bọ chét.

Theo cơ quan bảo vệ môi sinh Hoa Kỳ (EPA), hàng nghìn trẻ em mỗi năm bị ngộ độc hóa chất diệt côn trùng sau khi tiếp xúc trực tiếp với hóa chất rồi cho tay lên miệng.

Xem xét những bằng chứng nguy cơ

Các khoa học đã sử dụng những số liệu từ 16 nghiên cứu có nội dung về mối liên quan giữa hóa chất diệt côn trùng và tình trạng bệnh tật ở trẻ em.

Mối tương quan rõ ràng nhất mà họ tìm thấy là giữa việc việc phơi nhiễm với hóa chất và nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cấp. Tần suất sử dụng những hóa chất này làm tăng nguy cơ mắc ung thư máu ở trẻ em hoặc các bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch (hoặc trong những mô tạo máu bao gồm tủy xương).

Các nhà khoa học kết luận rằng nguy cơ ung thư không chỉ liên quan đến loại thuốc xịt được sử dụng mà còn liên quan đến nơi sử dụng. “Ứng dụng phun diện rộng, bình phun xịt hoặc phun dạng sương sẽ gây phơi nhiễm mức độ cao cho những người sống trong môi trường đó. Một số hóa chất như là phosphate hữu cơ đã bị cấm hay hạn chế sử dụng do độc tính gây ra cho con người, đặc biệt là trẻ em,” Ts. Lu cho biết.

Một báo cáo vào năm 2010 đã cho thấy rằng 28 trong tổng số 40 hóa chất diệt côn trùng hay được sử dụng trong nhà trường có chứa tác nhân gây ung thư.

Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với hóa chất

Thuốc diệt côn trùng và bệnh ung thư ở trẻ em
Ảnh minh họa.

Ngoài gia đình thì trẻ em vẫn có thể phải tiếp xúc với hóa chất ở trường học, vườn trẻ, công viên hay sân thể thao…

Có rất nhiều điều mà cha mẹ cần phải làm để hạn chế những khu vực có khả năng khiến trẻ bị phơi nhiễm và những nguy cơ gây hại của chúng.

TS. Lu nói: “Hãy làm cho nhà sạch bóng côn trùng khi đó bạn sẽ không cần phải sử dụng thuốc diệt sâu bọ nữa. Đồng thời bàn bạc với nhà trường về việc sử dụng những phương pháp không hóa chất để diệt côn trùng tại trường học.”

Khoa y tế cộng đồng tại California thấy rằng chất diệt côn trùng là hóa chất được sử dụng phổ biến thứ hai gần những trường học và sự lỏng lẻo của luật pháp vẫn cho phép sử dụng chất này ở mức nồng độ không an toàn.

“Những hành vi coi thường sự an toàn và phản khoa học này đã thực sự gây hại cho trẻ em ở California,” trích lời của Francisco Rodriguez, chủ tịch của liên đoàn giáo viên ở Pajaro (Mỹ). 

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 09-10-2018

    Bệnh béo phì ở trẻ em ngày càng phổ biến. Bệnh béo phì mạn tính có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tiểu đường, xơ gan và tăng huyết áp cho trẻ trong suốt cuộc đời, ngoài ra béo phì cũng làm cho trẻ phải chịu những áp lực tâm lý do ngoại hình khác biệt với các bạn, hoặc bị bạn trêu chọc, bắt nạt.

  • 28-05-2018

    Thời tiết nắng, nóng làm cơ thể ra nhiều mồ hôi, gây mất nước, điện giải, đặc biệt là ở trẻ em dễ dẫn đến mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa. Thời tiết nắng nóng làm cho thức ăn, thực phẩm dễ bị ôi, thiu, dễ nhiễm nấm và vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh tiêu đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, khi chống nóng bằng biện pháp bật quạt gió mạnh trực tiếp vào người hoặc để nhiệt độ điều hòa quá thấp gây nên nhiễm lạnh, viêm phổi…

  • 03-01-2019

    Chỉ định cắt thắng lưỡi tùy thuộc vào mức độ dính thắng lưỡi nhiều hay ít và có ảnh hưởng đến việc bú, phát âm của trẻ. Phẫu thuật thường chỉ được tiến hành sớm khi thắng lưỡi bị dính nhiều, ảnh hưởng đến việc bú của trẻ. Đối với những trường hợp trẻ bị dính thắng lưỡi ít với dây thắng lưỡi mỏng thì không cần phải can thiệp phẫu thuật.

  • 28-05-2018

    Đa phần suyễn ở trẻ em là suyễn do virus thúc đẩy, thường lên cơn suyễn sau nhiễm siêu vi với biểu hiện viêm long hô hấp trên, sau đó trẻ mới khò khè, mà là khò khè kéo dài, liên tục chứ ít thành cơn điển hình, khò khè dài có khi hàng tuần kèm theo xuất tiết đàm phế quản là cơ hội cho vi khuẩn phát triển gây ra chứng viêm phế quản nhiễm trùng thậm chí viêm phổi mà các bác sĩ hay nói là hen bội nhiễm.