Thực trạng cận thị học đường và cong vẹo cột sốt ngày càng tăng

Tỉ lệ học sinh bị cận thị và cong vẹo cột sống tăng lên đáng kể đang là một thực trạng đáng lo và cần có sự phòng ngừa sớm để hạn chế.

Tỉ lệ học sinh bị cận thị và cong vẹo cột sống tăng lên đáng kể đang là một thực trạng đáng lo và cần có sự phòng ngừa sớm để hạn chế.
Vẹo cột sống ở trẻ em (Ảnh minh họa)

Thực trạng cận thị và cong vẹo cột sống (CVCS) gia tăng theo cấp học

Số liệu mới nhất của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho thấy tỉ lệ học sinh bị cận thị là 26,14% và gia tăng theo từng cấp học. BS Trịnh Thị Bích Ngọc (PGĐ Bệnh viện mắt Hà Nội) cho biết: năm 2009, qua khảo sát 16.000 học sinh, tỉ lệ học sinh cận thị ở bậc tiểu học là 20%, THCS là 30% và THPT chiếm trên 50%.

Trong khi đó, theo kết quả “Nghiên cứu về bệnh cong vẹo cột sống ở học sinh phổ thông Hà Nội – thực trang và giải pháp can thiệp” của TS.BS Trần Thị Mùi (Viện Nghiên cứu dân số và phát triển, Tổng cục Dân số) thì tỉ lệ mắc CVCS ở học sinh Hà Nội là 18,9% và có xu hướng càng lên lớp trên tỉ lệ càng cao. Cụ thể, khối lớp 1 là 17%, khối lớp 5 là 17,6%, khối lớp 9 là 22,2%. Có 2 yếu tố nguy cơ chủ yếu gây ra CVCS là tư thế ngồi sai và bàn ghế không phù hợp với tầm vóc học sinh.

Như vậy, có thể thấy tình trạng học sinh bị cận thị và CVCS đang tăng dần theo cấp học và ngày càng có xu hướng tăng lên.

Nguyên nhân 

Các yếu tố ảnh hưởng đến mắt và cột sống của học sinh là hệ thống chiếu sáng tự nhiên, nhân tạo, kích thước bàn ghế, tư thế ngồi học, thời gian học, thời gian thư giãn, thời gian và tư thế sử dụng máy tính, đọc truyện…

 Ngồi sai tư thế khiến trẻ có nguy cơ mắc cả tật khúc xạ và cong vẹo cột sống. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân dẫn đến cận thị và CVCS của học sinh chủ yếu là do ngồi sai tư thếbàn ghế không phù hợp với tầm vóc học sinh. Tiêu chuẩn bàn ghế chưa quy định cho từng nhóm tuổi học sinh, trong khi lượng học sinh quá lớn nên giáo viên không thể uốn nắn được tư thế ngồi cho từng em. Phần lớn các trường tiểu học vẫn đang cho học sinh lớp 1 đến lớp 5 sử dụng chung một loại bàn ghế.

Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh cũng chưa thực sự quan tâm tới tư thế ngồi học, đọc sách hay xem tivi của con. Thời gian trẻ xem tivi và sử dụng các thiết bị như máy tính, điện thoại, máy tính bảng… càng nhiều càng khiến nguy cơ các tật khúc xạ và CVCS tăng nhanh.

 So sánh mắt thường và mắt cận thị. (Ảnh minh họa)

Giải pháp

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, trẻ bị cận thị cần sớm được điều trị để tránh tác hại gây mệt mắt, thậm chí nhức mắt hoặc nhức đầu, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Cận thị còn có thể dẫn đến những bệnh lý như lé mắt, nhược thị, co quắp điều tiết… để lại di chứng cho thế hệ sau.

Tất cả những yếu tố nêu trên không chỉ đe dọa sức khỏe đôi mắt mà còn gây CVCS, tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng gây rất nhiều phiền thoái, ảnh hưởng tới thẩm mỹ và sự phát triển cơ thể của trẻ.

Vì vậy, các bậc phụ huynh cần sắp xếp thời gian học tập cho trẻ hợp lý, xen kẽ với những hoạt động vui chơi ngoài trời; hướng dẫn và nhắc nhở con đọc sách đúng khoảng cách, đúng tư thế, không xem tivi và chơi điện tử trong thời gian quá lâu… Ngoài ra, phụ huynh cũng nên đưa trẻ tới gặp các chuyên gia về mắt và cột sống để có cái nhìn tổng quát về các nguy cơ mà con mình đang phải đối mắt, từ đó học cách điều chỉnh sao cho hợp lý để tránh những hậu quả đáng tiếc sau này.

Theo Sức khỏe và đời sống

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan