Sữa mẹ có lẫn máu

Máu trong sữa mẹ sẽ không có hại cho bé, mẹ vẫn có thể tiếp tục cho con bú. Với những lý do trên, máu trong sữa mẹ sẽ biến mất trong vòng 3 - 7 ngày. Nếu hiện tượng này không mất đi sau 2 tuần, mẹ nên đi khám bác sĩ (nhũ)...

Nguyên nhân gây ra sữa mẹ có lẫn máu

Máu lẫn trong sữa mẹ thường gây ra bởi những lý do không nguy hiểm, bao gồm:

  • Vỡ các mao mạch (tức những mạch máu cực kỳ nhỏ) trong ngực mẹ: thường do tác động lên ngực quá mạnh bạo (xoa bóp, massage quá mạnh).
  • Chảy máu từ các u nhú giữa các ống sữa, nhưng những u nhú này rất nhỏ, lành tính, (không được xem là một khối u, có khi mẹ cũng k cảm nhận được và cũng không gây cho mẹ khó chịu gì).
  • U nang xơ (fibrocystic desease) (lành tính).
  • Với mẹ mới lần đầu sinh con, những ngày đầu sau sinh thường hay có tình trạng cương vú, lúc này có hai hiện tượng xảy ra cùng  một lúc: Tăng lưu lượng máu đến ngực và sự tạo sữa nhanh ở các tuyến sữa. Tình trạng này thường xảy ra ở cả 2 ngực (thỉnh thoảng xảy ra 1 ngực). Mẹ sẽ không thấy khó chịu hay chỉ khó chịu chút ít thôi. Việc lưu lượng máu tăng, tràn đến ngực dễ gây ra hiện tượng máu thoát vào sữa mẹ. Hiện tượng này thường chỉ kéo dài 2 tuần.
  • Dùng máy hút sữa không đúng cách (phễu không đúng với ngực, lực hút quá mạnh).
  • Núm ti nứt chảy máu.

Cách xử trí máu lẫn trong sữa

Máu trong sữa mẹ sẽ không có hại cho bé, mẹ vẫn có thể tiếp tục cho con bú.

Với những lý do trên, máu trong sữa mẹ sẽ biến mất trong vòng 3 - 7 ngày. Nếu hiện tượng này không mất đi sau 2 tuần, mẹ nên đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi Video khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa Sản phụ của Wellcare ngay tại nhà. 

Mẹ lưu ý khi dùng máy hút sữa: chọn phễu vừa với ngực của mình, lực hút vừa phải (mạnh nhất mà mẹ không cảm thấy khó chịu). Không massage, bóp quá mạnh trên ngực mẹ.

Núm ti nứt phần lớn thường do mẹ cho bé bú không đúng tư thế, hay khớp ngậm không đúng. Mẹ lưu ý: dù ở tư thế nào thì tai, vai và hông bé đều trên một đường thẳng. Mẹ có tham khảo hai bài viết sau:

1. Tư thế cho bé bú đúng cách

2. Hướng dẫn cho bé bú đúng khớp ngậm

iStock_000013188397_XXXLarge copy

(Ảnh minh họa)

Mẹ cần cho bé há miệng thật to để bé ngậm quầng ti mẹ, chứ không ngậm núm ti mẹ.

Khi chỉnh sửa được thì hầu hết tình trạng nứt núm ti đều sẽ khỏi. Khi bị nứt núm ti mẹ vẫn cho bé bú, nếu đau đến nỗi không thể cho bé bú, mẹ có thể vắt sữa 1 - 2 ngày, nhưng nên nhớ là: phải vắt trên 8 lần/ngày để không bị giảm sữa. Vài ngày bớt đau, mẹ lại cho bé bú trở lại.

Trong khi bé không trực tiếp bú mẹ, nếu trên 6 tuần tuổi, bé có thể bú bình bằng sữa mẹ ; nếu bé < 6 tuần tuổi, mẹ hãy cho bé uống sữa bằng ly hoặc bằng ngón tay.

Lý do không cho bé ti bình khi bé dưới 6 tuần tuối: giai đoạn này bé chưa thuần thục trong việc bắt núm ti mẹ và nút. Núm ti giả ngắn, bé chỉ ngậm nông, không cần ngậm sâu, chỉ nút nhẹ là có sữa. Trong khi núm ti mẹ bé phải ngậm sâu, nút mạnh mới có sữa. Nếu bé bú bình, khả năng là sau đó bé sẽ “lười” nút và chê ti mẹ.

Tình trạng cương vú gây chảy máu: khoảng 2 tuần sẽ hết.

Cảnh báo khi bé dùng sữa mẹ lẫn quá nhiều máu

Bé có thể đi tiêu lỏng phân đen, mẹ và bé nên đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi Video khám từ xa với bác sĩ Nhi khoa.

Nếu đang bị vàng da, tình trạng vàng da có thể nặng hơn, Mẹ nên tiếp tục hút sữa (trên 8 lần/ngày để duy trì sữa) và bỏ sữa hút đi, cho đến khi sữa không còn máu thì cho bú lại.

Nếu mẹ đang mang bệnh nhiễm trùng lây nhiễm, mẹ nên dừng cho bé bú cho đến khi hết chảy máu. Tình trạng nhiễm trùng có thể truyền qua máu đi vào sữa và vào cơ thể bé. Thường thì những trường hợp lây nhiễm thế này mẹ đều phải đi khám, có khi phải nhập viện điều trị.

BS Lê Ngọc Anh Thy

Chuyên viên tư vấn sữa mẹ quốc tế IBCLC 

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan