Sốt xuất huyết ở trẻ

Sốt xuất huyết hiện đang là bệnh xảy ra khá phổ biến tại một số địa phương với nhiều người mắc bệnh, với những biểu hiện lâm sàng khá đa dạng và tỷ lệ diễn biến nặng cao. Nếu không được phát hiện, chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời sẽ dễ dẫn đến tử vong.

Sốt xuất huyết hiện đang là bệnh xảy ra khá phổ biến tại một số địa phương với nhiều người mắc bệnh, với những biểu hiện lâm sàng khá đa dạng và tỷ lệ diễn biến nặng cao. Nếu không được phát hiện, chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời sẽ dễ dẫn đến tử vong.

(Ảnh minh họa)

Sốt xuất huyết ở trẻ. (Ảnh minh họa)

Triệu chứng của sốt xuất huyết

  • Đột ngột sốt cao liên tục, dùng thuốc hạ sốt không hoặc hạ rất ít, sốt 39 - 40 độ.
  • Không ho, sổ mũi (đa số sốt xuất huyết không có ho, sổ mũi trong mấy ngày đầu, nếu có dễ chẩn đoán nhầm và bệnh hay nặng hơn)
  • Đau đầu, đau nhức 2 hốc mắt, đau bắp chân.
  • Mùa mưa, xung quanh nhiều người bị...

Khi nào cho trẻ nhập viện?

Đưa trẻ nhập viện ngay khi xuất hiện một trong các dấu hiệu sau:

  • Đau bụng, nôn ói nhiều.
  • Chảy máu miệng, mũi, âm đạo.
  • Nôn ra máu, đi cầu phân đen.
  • Bứt rứt khó chịu, vật vã hoặc ngược lại li bì, chân tay lạnh ngắt, da nổi vân tím.
  • Không uống được nước.
  • Khó thở, thở nhanh, khò khè, ậm ạch.

Các xét nghiệm chẩn đoán sốt xuất huyết sớm

  • 3 ngày đầu xét nghiệm: công thức máu cho kết quả bình thường, làm test nhanh NS1Ag dương tính.
  • Ngày thứ 4: hết sốt hoặc giảm sốt, công thức máu chưa biến đổi nhiều. Phải làm cả hai test chẩn đoán sốt xuất huyết là test kháng nguyên NS1Ag và test kháng thể IgM/IgG, may mắn có thể bắtđược một trong hai hoặc cả hai kết quả đều dương tính.
  • Từ ngày thứ 5 trở đi: công thức máu thay đổi rõ với sự tụt giảm của các chỉ số bạch cầu (WBC) và tiểu cầu (PLT). Tiểu cầu thường xuống dưới 150. Một chỉ số nữa rất quan trọng trong công thức máu là HCT sẽ tăng, HCT tăng càng nhiều càng nguy hiểm.
  • Siêu âm bụng từ ngày thứ 4 trở đi có thể thấy: dịch màng phổi, dịch màng bụng, dày thành túi mật.

Diễn biến của bệnh sốt xuất huyết

  • 3 ngày đầu sốt cao liên tục khó hạ, nhưng chưa nguy hiểm, trẻ chỉ mệt do sốt cao.
  • Từ ngày thứ 4: hết sốt hoặc sốt giảm nhiều, nhưng bắt đầu bước vào giai đoạn nguy hiểm.
  • Ngày thứ 4, 5, 6 có thể xảy ra các biến chứng sau:

    • Sốc: nước trong lòng mạch máu thoát qua thành mạch vào các khoang: màng bụng, màng phổi, khoảng gian bào dẫn đến thiếu hụt thể tích lòng mạch máu dẫn tới sốc.
    • Chảy máu: mức độ nhẹ thì xuất huyết dưới da (lấm chấm như đầu kim màu đỏ tươi thường thấy ở cẳng tay, cẳng chân hoặc khắp nơi trên cơ thể), chảy máu niêm mạc là mức độ trung bình (chảy máu chân răng, chảy máu mũi...), mức độ nặng (chảy máu nội tạng: nôn ra máu, đi cầu phân đen, xuất huyết não...)
    • Suy hô hấp
    • Suy đa tạng
    • Rối loạn đông máu...
  • Thường cuối ngày thứ 6, đầu ngày thứ 7, trẻ sẽ phục hồi, giai đoạn này lưu ý không truyền dịch.

Dấu hiệu nhận biết trẻ đã khỏi bệnh:

  • Không sốt.
  • Tỉnh, chơi trở lại.
  • Đòi ăn.

Điều trị sốt xuất huyết ở trẻ

Lưu ý khi dùng thuốc:

  • Bệnh do virus gây ra nên không có thuốc trị đặc hiệu, điều trị thể nhẹ không có dấu hiệu nặng chỉ gồm: uống hạ sốt và nước oresol.
  • Chỉ định truyền dịch phải theo bác sĩ, không tự ý truyền, nhất là trong giai đoạn sốt nếu tự ý truyền thì bác sĩ sẽ rất khó tính toán lượng dịch nếu những ngày sau phải truyền.
  • Không được dùng ibuprofen để hạ sốt, tiêu ban lộ không có tác dụng.

Chế độ ăn uống: Nên ăn đồ mềm, nhiều dinh dưỡng, không có kiêng khem gì đặc biệt.

BS Trần Văn Công

Phòng khám Victoria Healthcare

- 28-05-2018 -