Sỏi mật khi mang thai

Sỏi mật là sự tập trung thành khối của dịch mật. Mật được tạo bởi nước, chất béo, cholesterol, bilirubin và muối. Về lý thuyết, dịch mật sẽ được giải phóng vào ruột non để giúp tiêu hóa chất béo. Đôi khi, dịch mật có thể tích tụ tạo thành sỏi.

Bạn sẽ làm gì nếu bạn bị sỏi mật nhưng lại đang mang thai?

Sỏi mật: một vấn đề phổ biến trong khi mang thai

Sỏi mật là sự tập trung thành khối của dịch mật. Mật được tạo bởi nước, chất béo, cholesterol, bilirubin và muối. Về lý thuyết, dịch mật sẽ được giải phóng vào ruột non để giúp tiêu hóa chất béo. Đôi khi, dịch mật có thể tích tụ tạo thành sỏi. Sỏi mật nếu không được điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc vỡ túi mật.

Nói chung, phụ nữ có nguy cơ mắc sỏi mật cao gấp 2 lần so với nam giới. Trong suốt thời kì mang thai, tỷ lệ bị sỏi mật thậm chí còn cao hơn. Đó là do estrogen được sản xuất ra trong thai kì có thể dẫn đến lượng cholesterol tăng cao trong mật. Hậu quả là khoảng 5-8% phụ nữ sẽ có cặn hoặc sỏi mật khi mang thai.

Mặc dù kiểm soát sỏi mật bằng thuốc là khá phổ biến khi mang thai, nhưng sỏi mật thường là nguyên nhân phổ biến thứ 2 khiến thai phụ cần phẫu thuật. Khoảng 1 trong 1600 phụ nữ cần cắt túi mật do sỏi mật trong khi mang thai. Sỏi mật thường phổ biến ở những người béo phì và ở những người tăng/giảm cân quá nhanh và ở những người không mang thai.

Sỏi mật khi mang thai
(Ảnh minh họa)

Triệu chứng của sỏi mật

Đôi khi (không phải luôn luôn) sỏi mật có thể có những triệu chứng như :

  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Đau nhói ở góc phần tư bên phải trên (nếu bạn mang thai thì vị trí đaau có thể sẽ di chuyển khác đi)
  • Sốt

Điều quan trọng cần chú ý là không phải tất cả phụ nữ sẽ có những triệu chứng trên khi bị sỏi mật khi mang thai. Để xác định xem liệu triệu chứng của bạn có đúng là do sỏi mật gây ra hay không, bạn cần thực hiện một số xét nghiệm. Xét nghiệm máu có thể không hữu ích trong thời kì mang thai do thay đổi sinh lí của cơ thể.

Tuy vậy, siêu âm có thể được sử dụng để phát hiện những trường hợp sỏi mật khi mang thai.

Điều trị sỏi mật khi mang thai

Bằng việc xem xét các triệu chứng và kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể khuyến cáo phẫu thuật hoặc đợi khi túi mật bị vỡ. Bạn có thể thử thay đổi chế độ ăn. Điều này có thể bao gồm giảm lượng đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ. Bạn cũng có thể được kê thuốc giảm đau. Một số bác sĩ thường phẫu thuật ngay do nguy cơ tái phát.

Sỏi mật khi mang thai
(Ảnh minh họa)

3 tháng đầu

Phẫu thuật thường không được khuyến cáo trong 3 tháng đầu trừ những trường hợp nghiêm trọng. Phẫu thuật trong thời gian này sẽ khiến nguy cơ sảy thai cao hơn. Nguy cơ dị tật bẩm sinh cũng sẽ cao hơn do em bé phải tiếp xúc với các thuốc sử dụng trong quá trình phẫu thuật. Nếu có thể, phẫu thuật sẽ được hoãn đến khi bạn sang 3 tháng tiếp theo hoặc sau khi sinh con.

3 tháng giữa

Phẫu thuật là an toàn nhất trong 3 tháng giữa thai kỳ. Đây cũng là thời gian dễ để thực hiện thủ thuật nội soi hơn so với mổ mở.

3 tháng cuối

Bạn có thể được động viên chờ đến sau khi sinh con rồi mới tiến hành phẫu thuật. Sự phát triển của tử cung thường gây khó khăn cho phẫu thuật nội soi. Phẫu thuật sỏi mật khi mang thai cũng thường gây sinh non trong 3 tháng cuối. Bạn nên được cắt bỏ túi mật trong giai đoạn sau sinh thì sẽ tốt hơn.

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan