Phẫu thuật cắt ruột thừa khi mang thai

Viêm ruột thừa trong thời gian mang thai là lí do thường gặp nhất khiến phụ nữ cần phẫu thuật khi đang mang thai.

Theo ước tính, cứ 1.500 thai phụ thì có 1 người cần phẫu thuật cắt ruột thừa trong khi mang thai. Chẩn đoán và xử trí viêm ruột thừa khi mang thai cần được tiến hành càng sớm càng tốt. Lí do quan trọng nhất là bạn càng trì hoãn thì khả năng mắc biến chứng càng lớn, đặc biệt nếu ruột thừa bị thủng. Nếu điều này xảy ra, tỉ lệ sảy thai và đẻ non tăng lên đến 36%. Điều này thường thấy ở 3 tháng cuối. 

Phẫu thuật cắt ruột thừa khi mang thai

Đau ở một phần tư bụng dưới bên phải là triệu chứng phổ biến nhất, và có tới 70% phụ nữ mang thai sẽ không bị sốt. Bác sỹ sẽ siêu âm để chẩn đoán xác định viêm ruột thừa trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa thai kỳ. Nếu thai phụ đang trong 3 tháng cuối thai kỳ thường khó chẩn đoán hơn, và có thể cần chụp CT.

Nếu bạn đang trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa, bạn sẽ được phẫu thuật nội soi. Trong 3 tháng cuối, bạn sẽ phải mổ mở do kích thước tử cung khiến phẫu thuật nội soi khó thực hiện hơn.

Sau phẫu thuật, bà mẹ sẽ được theo dõi để xem thai nhi có bị ảnh hưởng gì không, đặc biệt là giai đoạn sau tuần thứ 24 của thai kỳ. Khoảng 80% phụ nữ sẽ có cơn co tử cung sớm, mặc dù phần lớn không sinh non. Chỉ khoảng 5-14% phụ nữ sẽ sinh con sớm sau khi phẫu thuật ruột thừa.

Phẫu thuật cắt ruột thừa khi mang thai

Hồi phục sau phẫu thuật sẽ rất quan trọng do bạn đang mang thai. Bạn sẽ cần nghỉ làm ở nhà, thông thường là khoảng 1 tuần hoặc hơn nếu bạn có biến chứng hoặc có dấu hiệu đẻ non. Nghỉ ngơi là một phần quan trọng trong quá trình lành vết thương.

Bạn cần tránh nâng những vật nặng. Ăn uống đủ dinh dưỡng và tái khám bác sĩ theo lịch hẹn sẽ giúp đảm bảo sự hồi phục của bạn.

Tham khảo thêm chi tiết về viêm ruột thừa tại bài viết Hiểu thêm về viêm ruột thừa.

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan