Phát hiện trẻ thừa cân ngay từ độ tuổi mẫu giáo

Hãy chủ động phát hiện trẻ bị thừa cân càng sớm càng tốt, thậm chí ngay từ khi trẻ ở độ tuổi mẫu giáo. Cơ thể trẻ trải qua quá trình thay đổi rõ rệt từ kể từ khi sinh ra. Đến khi trẻ ở độ tuổi mẫu giáo, một số bộ phận trên cơ thể phát triển, mỡ

Hãy chủ động phát hiện trẻ bị thừa cân càng sớm càng tốt, thậm chí ngay từ khi trẻ ở độ tuổi mẫu giáo

Cơ thể trẻ trải qua quá trình thay đổi rõ rệt từ kể từ khi sinh ra. Đến khi trẻ ở độ tuổi mẫu giáo, một số bộ phận trên cơ thể phát triển, mỡ được thay bằng cơ, đồng thời chân tay thanh mảnh hơn và phần trên cơ thể biến đổi rõ. Nhiều trẻ ở độ tuổi này vẫn có bụng hơi phình hay dáng quả lê. Một vài trẻ khác lại có vẻ gầy nên phụ huynh thường lo rằng con họ thiếu chất hoặc có thể bị bệnh gì đó chăng.

Có những phụ huynh lại lo lắng về điều ngược lại. Con họ có vẻ nặng cân hơn bạn cùng lứa. Những trẻ này có thể ăn nhiều hơn trong bữa chính và ăn vặt thường xuyên hơn so với bạn, chúng có thể xem tivi nhiều hơn và ít tham gia hoạt động thể lực, chạy nhảy, nô đùa hơn.

Phát hiện trẻ thừa cân ngay từ độ tuổi mẫu giáo
(Ảnh minh họa)

Thực tế là trẻ em có nhiều hình dáng cơ thể khác nhau. Phần lớn trẻ sẽ có cân nựng nằm trong khoảng cân bình thường, mặc dù trong những năm gần đây, ngày càng nhiều phụ huynh được các bác sĩ nhi thông báo rằng con họ đã bị thừa cân. Con của bạn nên được theo dõi và vẽ biểu đồ chiều cao và cân nặng từ lúc sinh ra. Các nhân viên y tế có thể cung cấp và hướng dẫn bạn vẽ, theo dõi thường xuyên biểu đồ phát triển của trẻ. Thông thương fkhi trẻ dưới 5 tuổi, trẻ nên được theo dõi chiều cao và cân nặng hàng tháng. Bạn hãy cân, đo trẻ đúng cách và chấm vào biểu đồ tăng trưởng để theo dõi xem con bạn có nằm trong khoảng giới hạn bình thường hay không. Nếu bé đi mẫu giáo, các cô giáo tại trường cũng thường xuyên cân đo và chấm biểu đồ tăng trưởng cho bé. Ngay khi bạn thấy trong 3 tháng liền dường như trẻ tăng cân quá mức, thường xuyên nằm trong giới hạn thừa cân, hãy hỏi ý kiến bác sỹ ngay hoặc đưa con đi khám dinh dưỡng.  Các bác sỹ sẽ đánh giá tình trạng của trẻ và thông báo với bạn khi nào trẻ tăng cân quá nhiều. Bác sĩ sẽ tính chỉ số khối cơ thể (BMI), hoặc so sánh chiều cao cân nặng của trẻ với tiêu chuẩn theo từng độ tuổi để biết trẻ có bị thừa cân hay không. 

Trong bối cảnh “đại dịch” béo phì như hiện nay, số lượng trẻ ở độ tuổi mẫu giáo lần đầu tiên được chẩn đoán thừa cân đang ngày càng tăng. Nếu con bạn được bác sỹ chẩn đoán béo phì, bạn và gia đình cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ nhi để dần dần có thể kiểm soát tình trạng này thành công.

Lời khuyên của bác sĩ sẽ bao gồm hướng dẫn chế độ ăn uống lành mạnh phù hợp với độ tuổi của trẻ và tăng cường hoạt động thể lực cũng như hạn chế việc xem tivi, sử dụng máy tính, điện thoại của trẻ. Bạn cần kiên trì thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ trong vài tháng hoặc thậm chí vài năm  để đảm bảo trẻ phát triển lành mạnh, không bị béo phì nữa.

Bên cạnh đó, bạn nên thường xuyên liên hệ với cô giáo, nhà trường để nhận được sự trợ giúp khi bé ở trường, đặc biệt là việc hỗ trợ để trẻ tham gia nhiều hoạt động thể lực ở trường hơn nữa.

Hãy kiên trì làm theo các hướng dẫn, đó là lời khuyên các chuyên gia dành cho bạn.

- 09-10-2018 -

Bài viết liên quan