Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ từ 1 - 3 tuổi

Trẻ từ 1 - 3 tuổi phát triển rất nhanh cả về thể lực và trí tuệ, vì vậy, cha mẹ cần quan tâm đến nhu cầu dinh dưỡng của con để giúp bé phát triển tốt nhất, ít ốm đau bệnh tật... Khám trực tuyến cùng bác sĩ Dinh dưỡng Nhi để được tư vấn về chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ từ 1 - 3 tuổi....

Từ 1 tuổi trở đi, bé yêu của bạn không còn trong giai đoạn tăng cân nhiều như năm đầu tiên. Nhiều cha mẹ bắt đầu lo lắng vì “con không ăn gì suốt cả ngày”, “con không tăng cân”. Tuy nhiên, thay vì buồn phiền, cha mẹ hãy nhìn những dấu hiệu phát triển về vận động, thể chất, trí não của bé để biết bé có đang phát triển bình thường không, cũng như chế độ dinh dưỡng thích hợp hay không.

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ từ 1 - 3 tuổi. (Ảnh minh họa)

Dinh dưỡng là một quá trình dài, do đó, cha mẹ đừng hoảng sợ nếu mỗi ngày con không đạt được như kỳ vọng - chỉ cần bạn cố gắng cung cấp đa dạng chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống của bé. Hãy để bé tự học cách ăn theo ý của bé, số lượng thức ăn cũng theo nhu cầu của bé. Bé sẽ chọn món bé thích. Tắt tivi, ngồi vào bàn cùng với bé. Điều này giúp tạo cho bé một thói quen ăn uống tốt.

Sữa là một phần quan trọng trong chế độ ăn, giúp cung cấp calci và vitamin D để xương chắc khỏe. Trẻ từ 12 - 24 tháng tuổi nên uống sữa nguyên kem để giúp cung cấp các chất béo cần thiết cho sự tăng trưởng bình thường và sự phát triển của não. Nếu trẻ có nguy cơ thừa cân hoặc béo phì hoặc nếu có tiền sử gia đình béo phì, cholesterol cao hoặc bệnh tim, hãy báo cho bác sĩ để xác định có cần chọn lựa sữa giảm chất béo (2%) không. Sau 2 tuổi, hầu hết trẻ em có thể chuyển sang sữa ít chất béo (1%) hoặc không béo.

Tuy nhiên, sữa bò có ít chất sắt, lại làm giảm sự hấp thụ sắt. Hơn nữa, khi uống nhiều sữa bò, bé có thể không đói, do đó càng ít ăn các thực phẩm giàu chất sắt.

Sau 12 tháng tuổi, bé có nguy cơ bị thiếu chất sắt, vì bé đã ngưng sữa công thức bổ sung chất sắt và không còn ăn bột ăn dặm bổ sung chất sắt hoặc các thực phẩm có chứa sắt.

Thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của bé. Do đó, để giúp ngăn ngừa thiếu sắt ở trẻ, cha mẹ cần:

  • Giới hạn lượng sữa uống của con bạn khoảng 400 - 500ml/ngày, bên cạnh đó bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu calci khác như sữa đậu nành bổ sung calci, nước ép bổ sung calci, bánh mì và ngũ cốc tăng cường, các loại đậu nấu chín, và rau xanh đậm như bông cải xanh, cải thìa, xà lách, cải xoăn...
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt như thịt, gia cầm, cá, ngũ cốc, đậu, đậu hũ...
  • Khi ăn các món giàu chất sắt, hãy bổ sung thêm thực phẩm có chứa vitamin C như cà chua, bông cải xanh, cam và dâu tây... giúp cơ thể hấp thu sắt.

Nguồn tham khảo:
1. Nutrition guide for Toddlers https://kidshealth.org/en/parents/toddler-food.html
2. What and How much to feed your toddlers https://www.webmd.com/…/what-and-how-much-to-feed-your-todd…
3. Giving your child the best nutritionhttps://www.aafp.org/afp/2006/1101/p1533.html

BS Lưu Hồng Vân

Chuyên khoa Nhi - Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare

- 29-11-2018 -

Bài viết liên quan