Nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai

Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi hệ thống tiết niệu bị nhiễm khuẩn. Bệnh này khá phổ biến, có khoảng 50% phụ nữ phải điều trị bệnh viêm đường tiết niệu ít nhất một lần trong đời.

Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi hệ thống tiết niệu bị nhiễm khuẩn. Bệnh này khá phổ biến, có khoảng 50% phụ nữ phải điều trị bệnh viêm đường tiết niệu ít nhất một lần trong đời.

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu có ảnh hưởng đến bàng quang gọi là nhiễm trùng đường dưới hay viêm bàng quang.
  • Bệnh nhiễm trùng khi lan lên đến thận được gọi là nhiễm trùng đường trên hay viêm bể thận.

Khi mang thai, bạn dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu do những thay đổi trong cơ thể. Các hormone progesterone tăng cao làm giãn cơ ở niệu quản khiến tốc độ nước tiểu từ thận đến bàng quang chậm lại khiến cho vi khuẩn có nhiều cơ hội thâm nhập và lây lan hơn. Ngoài ra, tử cung nằm ngay trên thận nên khi tử cung càng lớn, nó sẽ chèn ép làm ứ đọng nước tiểu và như vậy vi khuẩn cũng có nhiều thời gian để phát triển trước khi bị thải ra ngoài hơn.

anh-bai-viem-tiet-nieu-khi-mang-thai-1427856709614
(Ảnh minh họa)

Nhiễm trùng đường tiết niệu có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nếu bệnh không được chữa kịp thời có thể dẫn đến viêm bể thận. Viêm bể thận có thể gây chuyển dạ sớm và sinh thiếu cân. Nếu được chữa trị sớm và đúng cách, bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ không gây hại cho bé.

Các triệu chứng của bệnh

Trong nhiều trường hợp, bệnh viêm đường tiết niệu không có bất kỳ triệu chứng nào. Vì thế, bạn nên thực hiện các xét nghiệm nước tiểu khi đi khám thai. Các triệu chứng của bệnh thường bao gồm:

  • Đau bụng dưới hoặc đau lưng, thỉnh thoảng có cơn gò nhẹ
  • Đau buốt hay nóng rát khi tiểu
  • Đi tiểu vội hoặc nhiều lần hơn bình thường
  • Có một ít máu trong nước tiểu
  • Cảm thấy không khỏe

Sẽ rất nguy hiểm nếu nhiễm trùng lan đến thận. Các triệu chứng bao gồm:

  • Sốt cao 38 độ C
  • Đau lưng, đau xương chậu hoặc đau hông kéo dài
  • Run rẩy
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Tiêu chảy
  • Đau đầu

Khi gặp các triệu chứng trên, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đến bệnh viện gần nhất.

Cách chữa trị

Bác sĩ sẽ xét nghiệm nước tiểu và kê thuốc kháng sinh trong trường hợp cần thiết.Khuyến cáo đối với phụ nữ mang thai là chỉ nên dùng kháng sinh trong 7 ngày. Bác sĩ sẽ xét nghiệm lại nước tiểu sau khi điều trị kết thúc để đảm bảo bệnh đã được chữa khỏi hoàn toàn. Bác sĩ có thể sẽ kiểm tra nước tiểu thường xuyên đến khi em bé được sinh ra.

Cách phòng ngừa

  • Nên đi vệ sinh ngay khi bạn cảm thấy buồn tiểu hoặc sau khi quan hệ tình dục.
  • Sau khi đi vệ sinh, thấm khô từ trước ra sau để ngăn sự lây lan của vi khuẩn.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hằng ngày và sau khi quan hệ tình dục. Sử dụng dung dịch vệ sinh nhẹ, không mùi.
  • Thay quần lót hằng ngày và tránh mặc quần bó sát.
  • Không ngâm mình trong bồn tắm hơn 30 phút và nhiều hơn 2 lần một ngày.
  • Tránh quan hệ tình dục khi đang chữa trị nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Uống nhiều nước.

(Nguồn tham khảo: Baby center)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan