Mọc răng và sổ mũi có phải là những dấu hiệu bình thường ở trẻ?

Mọc răng có thể là nguyên nhân gây nên rất nhiều vấn đề ở trẻ em, từ mất ngủ vào ban đêm cho tới triệu chứng sổ mũi và hiện tượng đỏ má. Nhưng liệu những triệu chứng nêu trên có thực sự là những dấu hiệu sinh lý bình thường ở trẻ? Và quan trọng hơn, làm thế nào bạn biết được triệu chứng sổ mũi chỉ là dấu hiệu của mọc răng hay là do chứng cảm lạnh?

Khi nào triệu chứng sổ mũi có liên quan đến tình trạng mọc răng của trẻ?

Mọc răng là chủ đề muôn thủa của các bà mẹ nuôi con nhỏ. Mọc răng khiến trẻ quấy khóc nhiều hơn, làm trẻ bị sốt hoặc phát ban.

Trên thực tế, một số nghiên cứu cho rằng cha mẹ nhiều khi hơi cường điệu quá các triệu chứng mọc răng ở trẻ. Hiệp hội nhi khoa Hoa Kỳ cho rằng một số triệu chứng trẻ có thể gặp phải khi mọc răng, đặc biệt là vào ngày răng bắt đầu nhú lên và 1 ngày sau đó:

  • Trẻ bị kích thích
  • Trẻ tiết nước bọt nhiều hơn
  • Sổ mũi
  • Ăn không ngon

Tình trạng tiết dịch như sổ mũi và tiết nhiều nước bọt có thể là dấu hiệu của viêm tại răng. Có một số đáp ứng viêm sẽ được kích thích khi răng bắt đầu nhú lên như sốt, đau bụng, mất ngủ và mất vị giác.

Mọc răng và sổ mũi có phải là những dấu hiệu bình thường ở trẻ?

Sổ mũi có phải là dấu hiệu của một bệnh nào khác

Để xác định xem triệu chứng sổ mũi ở trẻ là do mọc răng hay là dấu hiệu của nhiễm trùng hay một bệnh nào khác, hãy đọc những thông tin sau đây.

Trẻ có bị sốt hay không?

Tăng nhẹ nhiệt độ cơ thể khi mọc răng là việc có thể xảy ra, tuy nhiên hãy cẩn thận do sốt cũng là dấu hiệu báo trước một căn bệnh nào đó.

Sự gia tăng nhiệt độ được coi là bình thường khi trẻ mọc răng thường chỉ vào khoảng 0.1 độ C. Đó chỉ là một sự thay đổi nhỏ mà hầu như mọi người sẽ ít khi để ý. Thân nhiệt trẻ sẽ cao nhất khi trẻ thay răng là vào khoảng 36.8 độ C, vẫn trong giới hạn bình thường.

Điều đó có nghĩa là nếu con bạn bị sốt với thân nhiệt cao hơn 38 độ C khi đo tại trực tràng thì bạn không nên chỉ nghĩ rằng điều đó đơn giản là do trẻ mọc răng.

Sốt kéo dài bao lâu?

Theo Hiệp hội nhi khoa Hoa Kỳ, tình trạng gia tăng thân nhiệt liên quan đến mọc răng ở trẻ chỉ thực sự xảy ra trong vòng 3 ngày: ngày trước khi mọc răng, ngày mọc răng và ngày sau khi mọc răng.

Nếu trẻ bị sốt kéo dài trên 3 ngày, đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề nào đó.

Mọc răng và sổ mũi có phải là những dấu hiệu bình thường ở trẻ?

Dịch mũi của trẻ màu gì?

Hầu hết các bậc cha mẹ đều nghĩ rằng nếu dịch mũi của trẻ chuyển sang màu xanh nghĩa là trẻ đang bị nhiễm trùng và cần điều trị bằng kháng sinh, điều đó chưa hẳn lúc nào cũng đúng. Tuy nhiên, màu sắc của dịch mũi có thể cung cấp cho bạn nhiều thông tin hơn nếu đó là do trẻ đang mọc răng.

Nếu dịch mũi của trẻ trong, đó có thể là dịch tiết do đáp ứng viêm của việc mọc răng, hay đó là dấu hiệu cho thấy trẻ đã bị nhiễm virus như cảm lạnh.

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), bất cứ khi nào trẻ tiếp xúc với vi trùng, hệ miễn dịch của trẻ sẽ hoạt động để chống lại sự xâm nhập của những vị khách không mời này và cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều dịch tiết hơn để tống những vi khuẩn hay virus ra ngoài.

Sau 2 – 3 ngày khi dịch nhầy đã bắt giữ được nhiều vi khuẩn hoặc virus, dịch tiết từ mũi sẽ chuyển màu từ trắng, sang vàng, và tới xanh. Tất cả những dấu hiệu này là hoàn toàn bình thườn và không cần thiết phải sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, nếu trẻ bị tiết dịch mũi vàng hoặc xanh nhiều hơn 10-14 ngày thì đó có trẻ là dấu hiệu của nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc viêm xoang.

Nếu tình trạng sổ mũi của trẻ trở nên nặng hơn, không được cải thiện sau 10 ngày, và dịch mũi có màu vàng hoặc xanh, hay nếu đi kèm thêm các dấu hiệu khác như ho, sốt, hãy sắp xếp lịch để đưa trẻ đi khám ngay. 

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    - Tuổi thai (7+0): Thai 7 tuần tuổi. - Tuổi thai (7+1): Thai 7 tuần một ngày. - Tuổi thai (7+2): Thai 7 tuần hai ngày. - GSD: Đường kính túi thai (Đơn vị: mm) - CRL: Chiều dài đầu-mông (Đơn vị: mm) Nếu các chỉ số trên nằm ngoài giới hạn cho phép trong
  • 28-05-2018

    Nhiều trường hợp phân bé sơ sinh có máu mà không biết được nguyên nhân. Nếu bé vẫn khỏe và phát triển tốt, hiện tượng máu trong phân thường sẽ tự khỏi, nhưng luôn luôn cần đưa bé đi khám bác sĩ khi thấy hiện tượng này. Khi thấy màu máu trong phân mẹ sẽ nghĩ...

  • 28-05-2018
    Việc vệ sinh vùng miệng cho trẻ nên được thực hiện thường xuyên, ngay cả trước khi những cái răng đầu tiên ló dạng. Tập thói quen vệ sinh răng miệng sớm sẽ giúp cho trẻ có hàm răng khỏe mạnh và giảm được các bệnh về răng miệng.
  • 28-05-2018
    - Tuổi thai (30+0): Thai 30 tuần tuổi. - Tuổi thai (30+1): Thai 30 tuần một ngày. - Tuổi thai (30+2): Thai 30 tuần hai ngày. - BPD: Đường kính lưỡng đỉnh (Đơn vị: mm) - FL: Chiều dài xương đùi (Đơn vị: mm) - AC: Chu vi bụng (Đơn vị: mm) - HC: Chu vi
  • 28-05-2018
    Năm đầu đời đánh dấu sự phát triển quan trọng cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé, hình thành não bộ cũng như phát triển thể chất tốt hơn. Vì thế, mẹ đừng xem nhẹ việc cho bé ăn dặm cũng như thời điểm