Mẹo hướng dẫn trẻ tự mặc quần áo dễ dàng

Việc mặc quần áo tuy đơn giản nhưng đòi hỏi trẻ cần có nhiều kỹ năng phối hợp. Để mặc được quần áo, trẻ cần phải có sự phối hợp giữa vận đông thô và vận động tinh, trẻ phải có nhận thức về cơ thể, trẻ phải biết phân biệt phải – trái, tư thế phải ổn định và vững vàng

Việc mặc quần áo tuy đơn giản nhưng đòi hỏi trẻ cần có nhiều kỹ năng phối hợp. Để mặc được quần áo, trẻ cần phải có sự phối hợp giữa vận đông thô và vận động tinh, trẻ phải có nhận thức về cơ thể, trẻ phải biết phân biệt phải – trái, tư thế phải ổn định và vững vàng. Các kỹ năng này sẽ phát triển phù hợp theo từng lứa tuổi của trẻ. Khi chúng ta dạy trẻ mặc quần áo đồng thời cũng dạy trẻ các kỹ năng khác như nhận thức, thăng bằng, vận động và ngôn ngữ.

Dạy con tự mặc quần áo
Nguồn: Mom Dressing Daughter

Khi nào nên bắt đầu dạy con sẽ tự mặc quần áo?

Từ 1 tuổi, bé bắt đầu phát triển và hoàn thiện dần các kỹ năng như đi bộ, nói chuyện, hay ngồi bô...Tuy nhiên, việc “mặc quần áo" lại không hề dễ dàng với bé vì nó đòi hỏi sự phát triển cả về tâm lý và cảm xúc. Mọi đứa trẻ được định hướng để hình thành nên sự độc lập từ khi bé biết đi. Tuy nhiên nếu con không có cơ hội trải nghiệm từ trước, con sẽ thiếu tự tin khi đối mặt với các thử thách này. “Tự thay đồ” cũng chỉ được coi là nền tảng kỹ năng trước khi con sẵn sàng cho các thách thức mới như tự ăn, viết, vẽ...

Con cần những kỹ năng nào?

Để tự mặc quần áo, con cần phải thành thạo các kỹ năng sau:

  • Vận động thô: nâng tay và chân trong chuyển động phối hợp với tay áo sơ mi và chân quần, đứng thăng bằng để cởi giày và cởi quần.
  • Vận động tinh: có khả năng sử dụng ngón tay để điều khiển các vật nhỏ như dây kéo, khóa và nút.
  • Nhận thức: có khả năng hiểu được trình tự của việc mặc quần áo và hiểu được thời tiết, nhiệt độ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc lựa chọn quần áo

Trước khi con có thể thành thạo việc mặc quần áo, cha mẹ nên giúp con luyện tập để dễ dàng tự cởi giày, tất hay quần một mình trước. Việc này nên được bắt đầu từ khoảng 18 tháng tuổi trở đi, với những bộ đồ đơn giản không có khóa kéo hay nút bấm. Bởi vì thông thường con chỉ hứng thú với việc tự mặc đồ từ 30 tháng tuổi trở đi.

Cha mẹ nên làm gì để giúp con?

Các bé gái thường có xu hướng tìm hiểu về việc ăn mặc sớm hơn bé trai. Tuy nhiên để bắt đầu hướng dẫn cả hai về việc tự mặc quần áo, cha mẹ có thể áp dụng những quy tắc chung như việc học và thực hành nên áp dụng vào buổi tối trước khi con đi ngủ, hoặc bắt đầu bằng việc giúp con chui vào cổ áo trước rồi đến tay.
Kiên nhẫn hướng dẫn từng bước một luôn là bí quyết hàng đầu để dạy được con kỹ năng này. Việc hối thúc con vào mỗi sáng mà không dành thời gian, không gian để con tự mình thể hiện sẽ phản tác dụng trong việc tạo ra thói quen độc lập cho con. Lưu ý mẹ không nên bắt đầu bằng bài học mặc quần áo cho những đồ vật quá nhỏ như búp bê khi kỹ năng của con còn chưa thành thạo, con sẽ dễ nản lòng.
Chỉ cho bé sự khác biệt giữa quần áo sạch và dơ. Ví dụ “Quần áo bẩn thì được bỏ vào máy giặt và con sẽ không mặc chúng cho tới khi chúng được cất lại vào tủ nhé”. Mẹ có thể dạy bé những điều cơ bản như bé sẽ thay quần lót và vớ sạch mỗi ngày.

1. Giúp bé lựa chọn quần áo phù hợp

Những bộ quần áo có nút cài đơn giản giúp bé có thể tự mặc đồ, ví dụ những chiếc áo thun chui đầu, quần có dây thun, khóa kéo, khóa dán, khóa bật mà bé có thể tự cài được. Mẹ nên lưu ý cẩn thận với những chiếc quần có dây kéo khóa.
Cất quần áo vào tủ hoặc ngăn kéo ở độ cao vừa tầm với và trẻ có thể tự mình lấy ra được. Dán nhãn lên các ngăn kéo bằng một bức hình hoặc từ ngữ để mô tả loại quần áo ở trong đó. Điều quan trọng là bạn chỉ nên đặt một vài bộ quần áo phù hợp thôi vì trẻ có thể cảm thấy choáng ngợp và không thể tự mình quyết định nếu có quá nhiều lựa chọn.

2. Hãy chỉ cho bé cách tự mặc quần áo

  • Đầu tiên, mẹ có thể chia nhỏ việc mặc đồ ra thành nhiều bước nhỏ hơn như mặc quần lót, sau đó tới áo thun, quần short tới vớ và giày. Tùy vào kỹ năng và độ tuổi của bé, mẹ hãy thực hiện các thao tác thật chậm và đơn giản để bé có thể nhìn thấy và làm theo. Khi mặc quần áo cho trẻ, mẹ nên nói chuyện với trẻ để trẻ học cách nhận biết các bộ phận của cơ thể, các loại quần áo và sự liên quan của cơ thể; ví dụ : “đưa tay lên”, "đưa tay vào áo", "bỏ chân vô quần”…
  • Trò chuyện với bé khi hướng dẫn bé làm từng bước sẽ giúp con biết quá trình mặc quần áo như thế nào và phải làm những gì.
  • Khi bé đang bắt đầu trở nên chán nản, bạn hãy giúp bé vừa đủ để bé vượt qua thử thách, nhưng không làm hết việc mặc quần áo cho bé. Hãy để bé tự thực hiện bước tiếp theo. Dần dần, bé sẽ học tự mình làm tất cả.
  • Đừng tỏ ra ngạc nhiên hay thất vọng nếu bé có mặc áo trái, hoặc lộn ngược. Hãy chỉ nhẹ nhàng giải thích với con kể cả khi con khăng khăng là mình làm đúng. Cảm xúc của con lúc này thay đổi rất nhanh từ việc vui mừng khi được tự mình mặc áo mới đến vẻ mặt khó chịu hoặc tức giận khi con cảm thấy nó quá chật hoặc khó mặc.
  • Luôn khuyến khích, khen ngợi khi con chịu hợp tác.

 3. Bài hướng dẫn cách mang vớ (tất)

  • Hãy ngồi trên sàn với đôi chân không và đôi tất của bạn và thủ thỉ cùng bé “Mẹ sẽ chỉ cho con cách mang tất vào chân.” Đôi khi bé sẽ muốn nhìn, đôi khi lại không. Hãy tôn trọng lựa chọn của bé.
  • Đầu tiên, cho 2 ngón tay cái vào một chiếc tất và thể hiện một cách cường điệu là bạn đang kéo rộng chiếc tất (kéo nó mở ra).
  • Luồn các ngón chân của bạn vào chiếc tất, nhưng vẫn giữ các ngón tay cái bên trong chiếc tất.
  • Kéo chiếc tất từng đoạn lên bàn chân và qua xương mắt cá cho đến khi cả chiếc tất vải bao trọn bàn chân và mắt cá chân.
  • Nếu bạn đã lôi cuốn được sự chú ý của bé, thì bây giờ đến lượt bé bắt chước những gì mà bé vừa thấy và cố gắng tự mang tất vào chân.
  • Việc này không chỉ thực hiện một lần mà nhiều lần trong mấy tuần hay mấy tháng, theo sự hứng thú của trẻ.

Cảnh báo

Nếu đến 30 tháng tuổi mà con vẫn đưa tự mình mặc được quần áo, điều đầu tiên cha mẹ cần làm là tự hỏi xem mẹ có thường xuyên chỉ dẫn và thực hành cùng con hay không? Nếu câu trả lời là có, giải pháp rất đơn giản, hãy cho con thêm thời gian để luyện tập với các nút và khóa kéo này nhiều hơn.
Việc dạy trẻ mặc quần áo sẽ giúp trẻ tự lập trong sinh hoạt hàng ngày, giúp trẻ có mối tương tác với người chăm sóc, đồng thời qua đó cũng dạy trẻ các kỹ năng khác. Đối với trẻ gặp vấn đề trong việc sử dụng kỹ năng vận động và dây thần kinh cảm giác, hãy đưa trẻ đến bác sỹ để kiểm tra và có cách điều trị tốt nhất.

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 30-11-2018

    Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch là cách tốt nhất giúp trẻ phòng tránh bệnh tật. Dưới đây là một số nguyên tắc chích ngừa cho trẻ cần lưu ý... Bệnh cảm nhẹ hay rối loạn tiêu hóa nhẹ không phải là chống chỉ định của chủng ngừa. Thậm chí, khi bé đang điều trị với kháng sinh, vừa mới tiếp xúc với người bệnh hay vừa mới hồi phục sau một đợt bệnh, vẫn có thể chủng ngừa được...

  • 28-05-2018
    Ở giai đoạn bào thai với chỉ hơn 9 tháng trong bụng mẹ, từ tế bào, bé sinh ra đã dài 50 cm. Trong giai đoạn trẻ dưới 3 tuổi, từ 0 đến 12 tháng bé tăng chiều cao thêm 25 cm. Từ 1 đến 3 tuổi tăng trung bình 10 cm mỗi năm. Từ 4 đến 8 tuổi chiều cao
  • 28-05-2018

    Để em bé có một giấc ngủ ngon bạn nên cài đặt nhiệt độ phòng từ 16 - 20 độ C, có tài liệu ghi 16 - 24 độ C. Một cách tổng quát ở nhiệt độ này sẽ không làm em bé nóng hay đổ mồ hôi, bé sẽ ngủ ngon. Bạn không nên tin tưởng vào nhiệt độ hiển thị trên máy điều hòa, bạn nên mua dụng cụ đo nhiệt độ và độ ẩm và đặt chúng trong phòng để biết chính xác các trị số này.

  • 28-05-2018
    Phụ nữ cho con bú luôn là một trong những đối tượng cần được quan tâm đặc biệt, bởi sức khỏe của mẹ còn quyết định sự phát triển của con. Chế độ dinh dưỡng tốt không chỉ giúp tăng cường sức khỏe của mẹ, bổ sung các chất cơ thể thiếu hụt trong suốt
  • 28-05-2018

    Thiếu máu là một hiện tượng sinh học có giảm số lượng hồng cầu (RBC) giảm nồng độ huyết sắc tố (Hb) và giảm hematocrite (HCT) trong máu ngoại biên, thông thường được các bác sĩ đánh giá bằng xét nghiệm huyết đồ. Trên phương diện lâm sàng thường bệnh

  • 21-12-2018

    Trẻ sơ sinh thường gặp các vấn đề về da là do làn da của trẻ vẫn còn mỏng manh và chưa phát triển hoàn thiện.