Loạt bài về KHÁNG SINH - Phát minh vĩ đại hay kẻ tội đồ?!

Ảnh: Sưu tầm


Năm 1928, nhà khoa học Alexander Fleming phát minh ra Kháng sinh penicillin và rất nhiều bệnh nhân nhiễm trùng đã được cứu sống. 

"Sự thần kỳ" đó có thể là lý do khiến nhiều người cho rằng, hễ sốt hay bị nhiễm trùng là cần dùng kháng sinh. Trong khi kháng sinh không hề có tác dụng với siêu vi, và hầu hết các bệnh nhiễm khuẩn thường gặp là do siêu vi, thì chính sự sử dụng kháng sinh bừa bãi đã dẫn đến vấn nạn "đề kháng kháng sinh" ở tất cả các quốc gia - không chỉ riêng Việt Nam.

Thực ra, những con vi khuẩn không hề dễ bị "bắt nạt". Chúng luôn luôn tìm cách thay đổi để chống lại kháng sinh. Chúng ta đang ở trong một cuộc chiến không cân sức, giữa một bên là những chủng vi khuẩn luôn thay đổi để thoát khỏi sự tác động của kháng sinh, và một bên là con người làm việc trong các phòng thí nghiệm.

Việc Đề kháng kháng sinh đươc coi là sự “xâm lăng” của những vi khuẩn ngày càng thông minh hơn, khiến thế giới phải đối mặt với viễn cảnh quay trở lại thời kì chưa có kháng sinh, khi chỉ những vết thương nhỏ như đứt tay, trầy xước, hay các nhiễm trùng thông thường cũng có thể dễ dàng cướp đi sinh mạng con người. Và, một trong những nguyên do chủ yếu của Đề kháng kháng sinh chính là việc kê kháng sinh "khi không cần thiết".

Nhóm admin Khám từ xa Wellcare sẽ gửi đến các chị series các nguyên tắc và "từ khóa" liên quan đến việc sử dụng kháng sinh cho trẻ.

- Nhóm admin Khám từ xa Wellcare - Phỏng theo cuốn Để con đươc ốm và Hội hô hấp tp.HCM

- 24-04-2020 -

Bài viết liên quan