Không nên ăn gì khi mang thai?

Dinh dưỡng đầy đủ là điều vô cùng quan trọng trong thời kỳ mang thai vì mọi sự tăng trưởng và phát triển của bé đều phụ thuộc vào chế độ ăn uống của bạn. Quan niệm 'ăn cho hai người' thực chất không đúng với phụ nữ mang thai. Mang thai không có nghĩa

Chế độ ăn khi mang thai

Dinh dưỡng đầy đủ là điều vô cùng quan trọng trong thời kỳ mang thai vì mọi sự tăng trưởng và phát triển của bé đều phụ thuộc vào chế độ ăn uống của bạn. Quan niệm 'ăn cho hai người' thực chất không đúng với phụ nữ mang thai. Mang thai không có nghĩa là bạn nên ăn uống “thả ga”, mà thay vào đó bạn chỉ nên ăn những thực phẩm lành mạnh, và chế độ ăn uống phải được cân bằng để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng.
Chế độ ăn uống không lành mạnh trong thời gian mang thai có thể dẫn đến tăng cân không hợp lý, thiếu chất dinh dưỡng và những biến chứng ở người mẹ. Đồng thời, bé sinh ra nhẹ cân và có thể bị dị tật bẩm sinh.
Vì vậy, tốt nhất bạn nên có một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng theo như hướng dẫn của bác sĩ.

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi mang thai

Đỏ: Thực phẩm không được ăn khi mang thai

Cam: Ăn nhưng phải cẩn thận

Xanh: Nên ăn

THỊT GIA CẦM VÀ HẢI SẢN

SỮA, CÁC CHẾ PHẨM TỪ SỮA VÀ TRỨNG

Thực phẩm Dạng thực phẩm Lưu ý
Thịt chế biến sẵn Thịt xông khói, lạp xưởng, thịt hộp, thịt gà... Không được ăn nếu như không được đun nóng lại với nhiệt độ tối thiểu là 75oC, và phải ăn ngay khi còn nóng
Thịt sống Bất kì loại thịt sống nào như: thịt gà, thịt heo, bò,… Không được ăn
Thịt gia cầm Thịt gà, vịt đông lạnh Không được ăn
Thịt gà nấu chín mua ở tiệm Mua gà vừa mới được nấu và ăn ngay khi còn nóng. Bảo quản phần gà còn dư vào tủ lạnh và hâm lại ở tối thiểu 60oC, và chỉ ăn trong ngày.
Thịt được nấu tại nhà Phải đảm bảo thịt gà đã được đun nóng lại với nhiệt độ tối thiểu là 74oC, và phải ăn trong lúc còn nóng. Bảo quản phần còn thừa trong tủ lạnh và hâm ở nhiệt độ tối thiểu 60oC, và chỉ ăn trong ngày.
Pa tê Pa tê để lạnh Không được ăn
Hải sản Hải sản tươi sống Không được ăn
Tôm được lột vỏ sẵn và để đông lạnh Không được ăn
   Cá và hải sản được nấu chín Nấu chín ở tối thiểu 63oC và ăn trong khi còn nóng. Bảo quản phần còn thừa trong tủ lạnh và hâm ở nhiệt độ tối thiểu 60oC, và chỉ ăn trong ngày.
Sushi Mua từ cửa hàng Không được ăn
   Tự chế biến ở nhà Không sử dụng thịt, cá sống để chế biến. Làm xong phải ăn ngay.
Thịt nấu chín Thịt bò, thịt heo, thịt gà, thịt băm. Nấu chín ở tối thiểu 71oC, ăn ngay khi còn nóng
Thực phẩm Dạng thực phẩm Lưu ý
Phô mai (cheese) Phô mai mềm và tương đối mềm, ví dụ như: brie, camembert, ricotta, fetta, blue... Không được ăn nếu như không được đun nóng lại với nhiệt độ tối thiểu là 75oC, và phải ăn ngay sau đó
Những loại phô mai đã qua chế biến, phô mai dùng để phết lên bánh mì, các loại phô mai tươi: cream cheese. Cottage cheese... Được bảo quản trong tủ lạnh, ăn trong vòng một đến hai ngày sau khi mở bao.
Các loại phô mai cứng như: cheddar, tasty cheese Được bảo quản trong tủ lạnh
Kem Kem tươi mềm nhanh chảy Không được ăn
Kem chiên Không được ăn
Kem được đóng gói trong bao bì và được đông lạnh Bảo quản trong tủ lạnh và ăn ngay khi còn lạnh
Sữa và các chế phẩm từ sữa Sữa thô chưa được tiệt trùng Không uống và không sử dụng
Những loại đã được tiệt trùng như: sữa, kem, sữa chua. Đọc kĩ và làm theo hướng dẫn in trên thân bao bì, kiểm tra ngày sản xuất và hạn sử dụng của thực phẩm.
Custard (bánh nhân trứng sữa) Mua ở cửa hàng Có thể ăn nguội nếu vừa ra lò. Bảo quản trong tủ lạnh và hâm lại ở tối thểu 60oC và chỉ sử dụng ngay trong ngày sản xuất. Kiểm tra kĩ ngày sản xuất và hạn sử dụng
Làm ở nhà Nấu chín ở tối thiểu 71oC và ăn ngay khi còn nóng. Bảo quản trong tủ lạnh. Luôn hâm lại ở tối thiểu 60oC và chỉ sử dụng trong ngày.
Trứng Các món trứng được nấu chín, ví dụ: trứng chiên, trứng hấp, trứng omelet... Nấu chín ở tối thiểu 71oC. Không sử dụng trứng bị bẩn hay nứt vỡ
Các chế phẩm làm từ trứng sống: mayonnaise tự làm, sốt aioli, bánh kem sô-cô-la (chocolate mouss), pancake Không được ăn
Thực phẩm đóng gói không làm lạnh, ví dụ sốt mayonnaise, sốt aioli... Đọc kĩ và làm theo hướng dẫn in trên thân bao bì, kiểm tra ngày sản xuất và hạn sử dụng của thực phẩm.

RAU CỦ QUẢ VÀ TRÁI CÂY

Thực phẩm Dạng thực phẩm Lưu ý
Salads Những loại salad được đóng gói sẵn Không được ăn
Tự chế biến tại nhà Rửa sạch các nguyên liệu trước khi chế biến. Bảo quản phần dư trong tủ lạnh và chỉ ăn ngay trong ngày
Trái cây Tất cả các loại trái cây tươi Rửa sạch trước khi ăn
Rau củ và thảo mộc Rau củ tươi và thảo mộc Rứa sạch trước khi ăn sống hoặc nấu chín
Rau củ đông lạnh Nấu chín, tuyệt đối không ăn khi chưa được nấu
Giá đỗ và rau mầm Giá đỗ và rau mầm các loại Không được ăn sống và tái
 
Thực phẩm Dạng thực phẩm Lưu ý
Thức ăn thừa Thức ăn được nấu chín Bảo quản phần dư trong tủ lạnh, và chỉ ăn trong ngày. Luôn hâm nóng ở tối thiểu 60oC
Thực phẩm đóng hộp Trái cây đóng lon, rau củ hộp, cá thịt hộp…. Bảo quản phần chưa sử dụng trong tủ lạnh, đậy nắp hay cột lại kĩ càng và chỉ ăn trong ngày
Các món nhồi Gà vịt nhồi Không được ăn trừ khi các thực phẩm được nấu chín riêng lẻ ở nhiệt độ cao
Đậu nành Tất cả chế phẩm từ đậu nành, ví dụ: đậu hủ, sữa đậu nành, tào phớ đóng hộp... Kiểm tra ngày sản xuất và hạn sử dụng. Đọc kĩ và làm theo hướng dẫn in trên bao bì

 

(Nguồn: Danone Nutricia India, The NSW Food Authority)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 09-06-2018

    Đến 24 tháng tuổi, hầu hết trẻ đã có khả năng thực hiện tất cả các cột mốc quan trọng mà bé đã rất chăm chỉ nỗ lực và phấn đấu suốt thời gian qua.Tháng này có thể không có thêm bất kỳ cột mốc nào mới, nhưng mỗi ngày, khi bé lớn lên, chơi đùa

  • 28-05-2018

    Bé yêu là món quà tuyệt vời mà tạo hóa mang lại cho chúng ta. Bởi lẽ còn quá mới mẻ và bỡ ngỡ trước thế giới muôn màu muôn vẻ nên những thiên thần đáng yêu này phải học hỏi nhiều thứ. Như ông bà ta đã dạy “ Học ăn, học nói, học gói, học mở”, trăm thứ học, trước tiên là phải “ học ăn”.

  • 25-04-2019

    Nhiều bà mẹ than phiền về hiện tượng đau cổ tay mỗi lần xách đồ vật hoặc gập cổ tay sau khi sinh em bé. Mặc dù hiện tượng cũng có gặp trong lúc mang thai bé, nhưng họ nghĩ là sau sinh sẽ hết. Tuy nhiên, hiện tượng đau cổ tay này trở nên nặng hơn sau khi sinh, gây nhiều khó khăn cho việc chăm sóc bé, và cho bé bú. Liệu hiện tượng này có hết hẳn không? Có gì nguy hiểm không?

  • 28-05-2018
    - Tuổi thai (16+0): Thai 16 tuần tuổi. - Tuổi thai (16+1): Thai 16 tuần một ngày. - Tuổi thai (16+2): Thai 16 tuần hai ngày. - BPD: Đường kính lưỡng đỉnh (Đơn vị: mm) - FL: Chiều dài xương đùi (Đơn vị: mm) - AC: Chu vi bụng (Đơn vị: mm) - HC: Chu vi