Ho khi mang thai 3 tháng đầu có ảnh hưởng đến thai nhi?

Mang thai 3 tháng đầu có thể nói là khoảng thời gian khó khăn nhất của hầu hết chị em phụ nữ. Khi đó, cơ thể mẹ phải thích nghi với những sự thay đổi về nội tiết trong cơ thể lúc mang thai nên làm suy giảm hệ miễn dịch. Theo đó, vi khuẩn từ

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, phụ nữ thường dễ bị các loại vi khuẩn tấn công gây ra một số bệnh như cúm, viêm họng, sổ mũi. Trong đó, triệu chứng thường gặp nhất chính là ho. Ho không chỉ làm cho mẹ bầu cảm thấy không thoải mái, mà trong nhiều trường hợp nó còn ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé.

(Ảnh minh họa)

Nguyên nhân phụ nữ mang thai dễ bị ho trong 3 tháng đầu

  • Mang thai 3 tháng đầu có thể nói là khoảng thời gian khó khăn nhất của hầu hết chị em phụ nữ. Khi đó, cơ thể mẹ phải thích nghi với những sự thay đổi về nội tiết trong cơ thể lúc mang thai nên làm suy giảm hệ miễn dịch. Theo đó, vi khuẩn từ môi trường hay từ những người mắc bệnh xung quanh sẽ dễ dàng xâm nhập qua “tuyến phòng ngự” lỏng lẻo gây bệnh.
  • Sự thay đổi đột ngột của thời tiết và nhiệt độ cũng làm bạn bị hắt hơi, ho.
  • Việc tăng tiết màng nhầy cũng làm bạn bị nghẹt mũi, dẫn đến ho, kể cả ho khan và ho có đờm.

Bị ho 3 tháng đầu có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nếu bạn chỉ bị ho thông thường, các cơn ho xuất hiện không thường xuyên và cường độ ho nhẹ, ho không có đờm hay kèm theo sốt thì không đáng lo, việc này sẽ không làm ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng nhưng sẽ làm bạn khó chịu và mệt mỏi. Lúc này, bạn có thể dùng các bài thuốc dân gian giúp trị ho một cách hiệu quả như: lá hẹ đường phèn, mật ong ngâm quất, mật ong gừng, hay chanh mật ong, mật ong với tỏi….
Tuy nhiên, nếu bạn ho dai dẳng, ho có đờm, kèm theo các triệu chứng cảm sốt, nhức đầu, ù tai, đau ngực…thì khá nguy hiểm. Bởi đây có thể là các triệu chứng đầu tiên của viêm họng nếu để lâu có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm khác như viêm phế quản, viêm phổi… gây ảnh hưởng lớn đến thai nhi. Cụ thể là khi bạn ho có thể gây áp lực lên vùng bụng, ảnh hưởng đến hoạt động của thai nhi, có khả năng dẫn đến động thai hay thậm chí là nguy cơ sảy thai sớm.

Cần làm gì khi bị ho 3 tháng đầu?

Kinh nghiệm dân gian giúp giảm ho khi mang thai. (Ảnh minh họa)

  • Nếu bạn chỉ có các dấu hiệu ho thông thường không kèm theo sốt, khạc đờm, không đau ngực, khó thở thì bạn có thể tham khảo những cách chữa ho cho bà bầu bằng phương pháp dân gian để làm giảm cơn ho.
  • Khi bị ho, bạn không nên ra ngoài nhiều và tiếp xúc với gió lạnh hay tới những nơi đông người. Thay vào đó hãy ở nhà nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Thường xuyên vệ sinh vòm họng và miệng bằng nước muối sinh lý 2 – 3 lần/ ngày. Không nên tắm quá lâu vì sẽ tăng nguy cơ nhiễm lạnh khiến tình trạng ho càng thêm trầm trọng hơn.
  • Bạn nên chú ý tăng cường ăn uống tẩm bổ, nghỉ ngơi hợp lý và hạn chế căng thẳng, lo âu để giúp thai nhi phát triển tốt cũng như sức khoẻ của bạn mau hồi phục.
  • Khi ho, bạn rất dễ bị mất nước, vì vậy bạn cần bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể. Theo khuyến cáo, bạn nên uống đủ 2,5-3 lít nước mỗi ngày. Bạn cũng có thể thay nước lọc bằng các loại nước ép trái cây, trà hoặc súp.
  • Bạn tuyệt đối không được tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào để chữa bệnh khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ. Bởi các loại thuốc đều có tác dụng phụ có thể gây dị tật cho thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu này.
  • Khi bạn có các triệu chứng ho liên tục trên 3 tuần không khỏi hay ho kèm theo sốt, khạc đờm xanh, vàng và đau ngực, ho ra máu… thì tốt nhất nên đi khám tại các cơ sở y tế hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ Sản phụ khoa giỏi trên hệ thống Khám từ xa Wellcare để được khám và tư vấn, từ đó đưa ra kết luận chính xác và phương pháp điều trị kịp thời.

 Nguồn: conlatatca

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan