Giảm cảm giác thèm ăn của trẻ

Sẽ có những lúc trẻ bị mất cảm giác thèm ăn, hoặc không muốn ăn vào giờ ăn. Việc này có thể làm bạn chán nản và lo lắng. Tuy nhiên, có rất nhiều cách đơn giản khiến bữa ăn trở thành những khoảnh khắc vui vẻ, thú vị cho bạn, con và cả gia đình. 

Nội dung chính

  • Nếu bé vẫn khỏe mạnh và vui vẻ, thì không cần quá lo lắng khi bé tạm thời giảm cảm giác thèm ăn.
  • Nhiệm vụ của bạn là chuẩn bị thức ăn cho bé như: sữa mẹ, sữa công thức hoặc thức ăn dặm, còn việc ăn khi nào, ở đâu, ăn bao nhiêu… hãy để bé tự quyết định.
  • Khi cho bé ăn, hãy tạo bầu không khí thật vui vẻ.
  • Chia khẩu phần ăn của bé thành nhiều bữa nhỏ.
  • Thường xuyên thay đổi thực đơn cho bé.
  • Đừng ép bé ăn hoặc xem thức ăn như một phần thưởng hoặc hình phạt đối với bé.
  • Tránh những yếu tố gây xao nhãng trong bữa ăn.

Sẽ có những lúc trẻ bị mất cảm giác thèm ăn, hoặc không muốn ăn vào giờ ăn. Việc này có thể làm bạn chán nản và lo lắng. Tuy nhiên, có rất nhiều cách đơn giản khiến bữa ăn trở thành những khoảnh khắc vui vẻ, thú vị cho bạn, con và cả gia đình.

Những thói quen ăn uống được hình thành lúc nhỏ có thể định hình thói quen của trẻ khi trưởng thành. Thói quen ăn uống không lành mạnh thường rất khó để thay đổi. Ăn uống trong một bầu không khí vui vẻ và tích cực sẽ giúp trẻ hình thành thái độ tốt về thực phẩm và bản thân, chẳng hạn cho trẻ cùng ăn với gia đình.

(Ảnh minh họa)

Nguyên nhân gây giảm cảm giác thèm ăn ở trẻ

Thông thường khi mắc bệnh trẻ sẽ trở nên biếng ăn. Trẻ có thể mắc bệnh khi xuất hiện các triệu chứng như đau họng, phát ban, sốt…  Hãy đưa trẻ đi khám hoặc Gọi thoại - Gọi video tư vấn với bác sĩ chuyên khoa Nhi trên hệ thống khám từ xa Wellcare nếu trẻ mệt mỏi, lờ đờ và tình trạng này không khá hơn.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ như:

  • Trẻ ăn vặt giữa các bữa chính.
  • Trẻ uống nhiều nước trái cây hoặc nước ngọt, sữa giữa các bữa ăn.
  • Trẻ đang tiêu hao năng lượng ít hơn bình thường.

Đối với trẻ trên 1 tuổi, sự thèm ăn tăng và giảm phụ thuộc vào tuổi tác, nhu cầu năng lượng, mốc tăng trưởng và tính tình của bé.

Nếu bé yêu vẫn khỏe mạnh và vui vẻ thì bạn không cần phải lo lắng khi bé tạm thời giảm cảm giác thèm ăn.

Những mẹo giúp trẻ thèm ăn hiệu quả

Có nhiều cách kích thích cảm giác thèm ăn của trẻ.

Tạo bầu không khí vui vẻ cho bữa ăn

Bữa cơm gia đình là thời gian quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Hãy tìm cách tạo cho bầu không khí của bữa ăn thật vui vẻ và thú vị. Xây dựng thực đơn đa dạng và cho trẻ chọn món trẻ muốn. Chú ý đến những thực phẩm bé thích thay vì những thứ bé KHÔNG ăn.

Vai trò của mẹ đối với vấn đề ăn uống của trẻ

Các bác sĩ khuyến khích cha mẹ nên áp dụng lý thuyết "phân chia trách nhiệm" khi cho trẻ ăn. Cụ thể, cha mẹ có nhiệm vụ chuẩn bị bữa ăn cho bé, còn việc ăn bao nhiêu hãy để bé tự quyết định. Điều này có nghĩa là phụ huynh sẽ chịu trách nhiệm cung cấp thức ăn cho trẻ và giúp bé bình tĩnh và trật tự trong bữa ăn. Khi trẻ lớn, cha mẹ sẽ chọn thực phẩm và chuẩn bị thức ăn cho bữa chính và bữa xế, tạo cho không khí bữa ăn luôn thoải mái, đồng thời làm gương cho trẻ trong việc xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh. Cha mẹ nên cấm trẻ ăn vặt và khuyến khích trẻ chỉ nên uống nước giữa các bữa chính. Lý thuyết này giúp phụ huynh vững tin rằng trẻ sẽ nạp đủ chất dinh dưỡng từ những thực phẩm họ chọn.

Chia nhỏ khẩu phần ăn của bé

Dạ dày của trẻ nhỏ hơn rất nhiều so với người lớn. Do đó, trẻ không thể ăn nhiều trong bữa ăn. So với việc ép trẻ ăn thật no, thì việc chia bữa ăn thành 5 hoặc 6 bữa nhỏ sẽ cung cấp năng lượng cho trẻ tốt hơn và ít gặp những rắc rối hơn vào giờ ăn.

Thường xuyên thay đổi thực đơn

Khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ, hãy cố gắng cung cấp đầy đủ những thức ăn thuộc nhóm thực phẩm cơ bản sau:

  • Các thực phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì, mì ống, gạo, ngũ cốc và các sản phẩm nguyên hạt khác rất giàu chất sắt, axit folic và các vitamin nhóm B như vitamin B3 (niacin), vitamin B1 (thiamin) và B2 (riboflavin).
  • Cho trẻ ăn nhiều rau và trái cây với khẩu phần vừa đủ.
  • Sữa, sữa chua, pho mát và các sản phẩm từ sữa khác giúp cân bằng protein, carbohydrate, chất béo, canxi và vitamin D.
  • Thịt nạc, thịt gia cầm và cá, cũng như đậu phụ, đậu và đậu lăng cung cấp chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất (như sắt) cho trẻ.

Mặc dù trẻ có những món khoái khẩu riêng, nhưng bạn vẫn có thể giới thiệu những thực phẩm mới. Hãy chuẩn bị trước cho trẻ để trẻ không từ chối các loại thực phẩm mới.

Đừng ép bé ăn

Bữa cơm là khoảng thời gian thư giãn, hạnh phúc của cả gia đình. Vì vậy, sẽ chẳng hay chút nào nếu bạn cấm bé ăn những món khoái khẩu. Việc này vô tình sẽ làm ảnh hưởng đến hành vi ăn uống của bé trong tương lai. Và cũng đừng bao giờ ép bé ăn hết sạch phần ăn của mình. Từ chối thức ăn có thể là một cách để bé khẳng định tính độc lập của mình. Các bác sĩ Nhi Khoa cho biết, hầu hết trẻ em sẽ ăn theo nhu cầu của chúng.

Tránh xa những yếu tố gây xao nhãng trong bữa ăn

Đừng cho bé vừa ăn vừa xem tivi. Ngoài ra, cha mẹ cũng không nên mang sách truyện, đồ chơi lại gần bàn ăn.

Ngoài ra, một số mẹo dưới đây cũng giúp cho bữa ăn của bé thú vị hơn:

  • Trước bữa ăn khoảng 10-15 phút, hãy thông báo cho bé biết sắp đến giờ ăn.
  • Hãy khuyến khích bé tham gia nấu nướng. Bạn có thể để bé rửa rau, khuấy bột.
  • Chỉ cho bé uống nước sau bữa ăn để tránh cảm giác no vì ...nước
  • Hãy đặt sẵn một số tờ báo ở dưới và quanh ghế ngồi của bé để đỡ tốn thời gian dọn dẹp thức ăn rơi vãi.
  • Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho bé. Hãy chắc chắn bé đang ăn những món bổ dưỡng và ăn từ tốn.
  • Hãy đặt những cái tên thật thú vị cho những món mà bé không thích
  • Không bao giờ dùng thức ăn là một phần thưởng hoặc hình phạt đối với bé.

Tài liệu tham khảo: 

https://www.aboutkidshealth.ca/Article?contentid=637&language=English

Ban biên tập Khám từ xa Wellcare 

- 19-09-2018 -

Bài viết liên quan